Hiển thị các bài đăng có nhãn brochure dep. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn brochure dep. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

Ấn phẩm nhận diện thương hiệu là gì?



Hệ thống nhận diện thương hiệu là gì?

Có phải là đòng phục, logo, bao bì, nhãn mác, danh thiếp, tiêu đề và phong bì thư, brochure, bảng hiệu, áp phích, đồ dùng văn phòng phẩm…?

Đầu tiên để biết được điều này ta phải hiểu thương hiệu là gì? Hiểu một cách đơn giản, thương hiệu là một cái tên, một biểu tượng, một câu khẩu hiệu (slogan), hoặc bất cứ thứ gì mà người ta dùng để diễn tả một sản phẩm, dịch vụ, hoặc một ngành nghề nào đó. Bạn có thể thấy những nhãn hàng, những công ty nổi tiếng đều là những thương hiệu đắt giá: Toyota, Samsung, Mc Donal’s, Google, Apple… Đứng đầu trong những thương hiệu đắt giá nhất thế giới năm 2012 chính là Coca-Cola với trị giá thương hiệu lên tới 77,8 tỷ USD. Điều gì đã mang lại thành công lớn đến thế cho thương hiệu này?  Theo nhận định của Interbrand, Coca-Cola là cái tên dễ dàng nhận dạng nhất tại bất cứ nơi nào trên hành tinh.

in dep, in chat luong, in an

Vậy nhận diện thương hiệu là hệ thống hình ảnh quảng bá thương hiệu hiệu quả, được bắt đầu bằng tên thương hiệu và logo, được xây dựng dựa trên sự kết hợp của nhiều yếu tố mang tính đồng bộ và nhất quán của thương hiệu. Thông thường nhất, hệ thống nhận diện thương hiệu sẽ thể hiện màu đặc trưng và logo của thương hiệu trên trang web, đồng phục, danh thiếp, tiêu đề và phong bì thư, brochure, bảng hiệu, áp phích, đồ dùng văn phòng phẩm… và các vật dụng quảng cáo khác.

Hệ thống nhận diện thương hiệu mạnh phải có một ý tưởng cụ thể, khác biệt, dễ nhớ, đáng tin cậy, uyển chuyển, linh động và phải thể hiện được một bản sắc riêng. Điều cần thiết để phát huy tính hiệu quả của một bộ nhận diện hương hiệu là tính đại chúng.

in dep, in chat luong, in an

Tầm quan trọng của việc thiết kế bộ nhận diện thương hiệu


Như phía trên chúng ta tìm hiểu về thương hiệu và hệ thống nhận diện thương hiệu, thì nó chính là những gì đặc trưng của một sản phẩm hoặc công ty nào đó.

Lấy ví dụ như doanh nghiệp của bạn là một đơn vị sản xuất dầu gội đầu hay sữa tắm chẳng hạn, vậy phải làm sao để khách hàng nhận biết rằng những sản phẩm đó là của doanh nghiệp bạn mà không phải là của doanh nghiệp khác, làm sao để phủ sóng hình ảnh của công ty bạn ở khắp nơi, làm sao để khi nhắc đến dầu gội hay sữa tắm, người tiêu dùng sẽ nghĩ đến thương hiệu của bạn? Hệ thống nhận diện thương hiệu chính là giải pháp cho vấn đề này.

 in dep, in chat luong, in an

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu đẹp vô cùng quan trọng bởi nhiều lý do.


+ Thứ nhất, bộ nhận diện thương hiệu mang lại tính chuyên nghiệp và đồng bộ cho hình ảnh của doanh nghiệp. Ấn tượng đầu tiên của khách hàng về logo sẽ là những điều để khách hàng nhớ đến doanh nghiệp của bạn và khiến công ty của bạn nổi bật hơn so với các đối thủ.
+ Thứ hai, bộ nhận diện thương hiệu còn mang đến cho người tiêu dùng những giá trị cảm nhận về mặt lý tính (chất lượng tốt, mẫu mã đẹp…) và cảm tính (chuyên nghiệp, có tính cách, đẳng cấp…), nó tạo một tâm lý mong muốn được sở hữu sản phẩm.

+ Thứ ba, hệ thống nhận diện thương hiệu đóng góp rất lớn vào hiệu quả của việc quảng cáo, có thể coi là “nguyên liệu” cho việc ra đời những quảng cáo ấn tượng, thúc đẩy việc bán hàng tốt hơn.

Qua những thông tin cơ bản trên đây, hy vọng rằng độc giả đã hiểu nhiều hơn về bộ nhận diện thương hiệu. Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cũng giống như thiết kế các ứng dụng đồ họa khác, là công việc đòi hỏi nhiều sự sáng tạo, kỹ năng, chuyên môn, hiểu biết… Tôi mong rằng những mẫu bộ nhận diện thương hiệu chất lượng được đăng tải trên sẽ góp phần mang lại những ý tưởng, cảm hứng mới cho các bạn.

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Cách làm brochure đẹp chuyên nghiệp



Brochures là một loại tờ rơi chứa nhiều thông tin. Chúng thường được dùng để cung cấp thông tin cho du khách, quảng cáo sản phẩm, tư vấn sức khỏe và nhiều chức năng khác…

Brochure có thể ở dạng một tờ giấy đơn lẻ được gấp làm hai (bi-fold) hay làm ba (tri-fold). Bi-fold brochure được in ấn ở cả hai mặt và gấp lại một nửa. Còn tri-fold brochure cũng được in hai mặt nhưng gấp lại làm ba. Các loại brochure khác được gọi là “Z-folded” hay “C-folded”.


Một brochure đẹp và hiệu quả có thể hướng dẫn khách hàng, tạo bản sắc và uy tín cho công ty, mở rộng thị trường và khuyến khích khách hàng hành động. Đối với graphic designers, tạo ra một brochure hiệu quả là cả một thách thức. Trong bài này, chúng tôi sẽ cung cấp một số kỹ năng để giúp các bạn thiết kế một brochure tuyệt vời.

brochure dep chuyen nghiep


1. Quyết định concept, theme và cấu trúc.

Trước khi bắt đầu thiết kế, hãy xác định tờ brochure sẽ được sử dụng như thế nào. Là tiếp thị thư trực tiếp, cung cấp thông tin hay quảng cáo sản phẩm? Bạn phải biết mục đích của nó trước. Ngoài ra, hãy thu thập tất cả thông tin cần thiết về tờ brochure để bạn có thể chọn thiết kế nào phù hợp cho nó. Hãy nhớ rằng thiết kế đồ họa cũng chính là thiết kế truyền thông. Phải đảm bảo thông điệp của bạn sẽ được truyền tải trực tiếp đến những người nhận được brochure.

2. Độc đáo và sáng tạo.

Điều này rất quan trọng. Brochure của bạn phải có thiết kế original và độc đáo để mọi người có thể nhận ra nó dù chỉ nhìn một lần. Tham khảo thiết kế của đối thủ cạnh tranh, sau đó nghĩ ra một thiết kế sẽ nổi bật và làm lu mờ thiết kế của họ. Hãy vận dụng sự sáng tạo của mình để khiến nó độc đáo hơn. Khách hàng của bạn chắc chắn sẽ hài lòng nếu bạn đưa ra cho họ một thiết kế nguyên gốc đầy bản sắc.

3. Biết kích thước in.

Điều này rất quan trọng trong thiết kế. Có thể bạn sẽ tạo ra một brochure với layout là 8.5 x 13 nhưng tờ giấy khách hàng sử dụng lại là 8.5 x 11. Nó sẽ làm hỏng toàn bộ thiết kế. Điều tương tự cũng sẽ xảy ra nếu layout của bạn là 8.5 x 11 nhưng lại được in trên tờ giấy 8.5 x 13. Sẽ rất lãng phí giấy. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn đang sử dụng cỡ giấy chính xác khi làm layout.

brochure dep chuyen nghiep

4. Dùng độ phân giải cao.

Thiết kế của bạn nhìn sẽ dễ chịu nếu được dùng layout ở độ phân giải cao. Nếu bạn in thiết kế ở độ phân giải thấp, trông nó sẽ rất mờ và điểm ảnh bị phân tán. Có thể nhìn nó sẽ ổn trên màn hình máy tính, nhưng in ấn lại là một vấn đề khác. Bạn nên dùng ít nhất là 300 dpi để có một sản phẩm sắc nét.

5. Sử dụng fonts.

Chọn fonts chữ rất quan trọng. Hãy chọn fonts phù hợp với mục đích của tờ brochure và công ty nhất. Cũng nên để ý chọn kích cỡ fonts sao cho phù hợp vì brochure được dùng để cung cấp thông tin. Vì vậy, nó nên dễ nhìn dễ đọc. Sử dụng fonts bold cho headings và đừng để chữ quá to, quá nhỏ hay quá xa. Bạn có thể thêm hiệu ứng làm sáng (glow), làm viền cong (bevel) hay đổ bóng (drop shadow) để highlight những chữ quan trọng.

6. Dùng tiêu đề, điểm nhấn, biểu đồ và hình ảnh.

Hãy đơn giản hóa brochure của bạn. Chẳng ai thích đọc một đống chữ nhồi nhét trong một tờ giấy nhỏ xíu cả. Dùng tiêu đề (headlines) và điểm nhấn (bullet points) để giúp họ đỡ nhức đầu. Bạn cũng có thể tận dụng các biểu đồ (charts) và hình ảnh. Hình ảnh nên đẹp và có độ phân giải cao. Nên chọn hình ảnh sao cho bắt mắt vì độc giả sẽ nhìn hình ảnh đầu tiên trước khi họ đọc chữ. Điều này sẽ thu hút sự chú ý của độc giả đặc biệt là tới những điểm quan trọng của brochure.

7. Kêu gọi hành động.

 Đừng quên yêu cầu khách hàng hành động khi họ đã có brochures trong tay. Bạn có thể làm điều đó bằng cách mời họ tham quan showroom, đặt hàng, lên lịch một cuộc hẹn và nhiều thứ khác. Brochures của bạn sẽ có ý nghĩa hơn nếu bạn kêu gọi hay khuyến khích khách hàng làm một điều gì đó đáp lại thông tin mà họ nhận được qua brochure.

8. Thiết kế thu hút.

Dù brochures của bạn được sử dụng với mục đích nào, hãy làm cho nó thật nổi bật. Hãy sáng tạo! Ví dụ, để brochure ở một nơi dễ thấy và dán nhãn “Hãy lấy một tờ”. Khách hàng chắc chắn sẽ muốn lấy một bản nếu họ thấy nó hấp dẫn. Vì vậy, hãy thiết kế một brochure sao cho bắt mắt bạn nhé!

9. Thiết kế bìa hấp dẫn.

 Bìa là một nhân tố quan trọng trong thiết kế brochure. Nó thu hút và chào mời khách hàng đến với thế giới đầy ắp thông tin của bạn. Nên dùng chữ tối giản và hình ảnh tươi sáng. Nhớ rằng bìa chính là thứ đầu tiên khách hàng nhìn thấy ở tờ brochure. Vì vậy, thiết kế nó sao cho hấp dẫn để khách hàng muốn cầm nó ngay nhé!

10. Chừa xén.

Chừa xén (print bleed) ám chỉ việc bạn chừa ra một khoản trống cho tờ brochure. Điều này đảm bảo nó sẽ được cắt tốt và tất cả các phần của layout đều sẽ được in. Brochures được in cùng lúc trên nhiều tờ giấy và cắt ra để đúng với hình dạng và kích thước thiết kế. Vì vậy hãy nhớ chừa xén khi làm layout bạn nhé!
brochure dep chuyen nghiep

11. Dùng loại giấy phù hợp.

Nếu khách hàng chỉ đơn thuần yêu cầu bạn thiết kế thôi, bạn cũng nên gợi ý cho họ loại giấy phù hợp để in ấn. Thiết kế của bạn sẽ vô dụng nếu bạn dùng một tờ giấy “rởm” để in nó. Có rất nhiều loại giấy cho bạn lựa chọn. Hãy chọn loại thích hợp. Tờ giấy bóng bẩy sẽ khiến brochure thu hút hơn. Dùng giấy dày và nặng khiến khách hàng nghĩ công ty chuyên nghiệp và “xịn” hơn.

12. Đáng để giữ lại.

Nếu brochure của bạn có thiết kế đẹp và chứa đựng nhiều thông tin bổ ích, khách hàng sẽ muốn giữ lại nó. Nên có một thứ gì đó trong tờ brochure làm tăng giá trị của nó và khiến nó đáng được giữ lại. Bạn có thể dùng dạng brochure có hình ảnh hiện ra khi mở hay ở hình dạng khác để làm cho nó độc đáo hơn. Hãy sáng tạo để làm tăng giá trị của nó.

Có nhiều điều cần phải nhớ khi thiết kế một brochure. Vì bạn là nhà thiết kế, nghĩa vụ của bạn là gây ấn tượng với khách hàng và biến ý tưởng của họ thành hiện thực trong một brochure hiệu quả. Khách hàng phụ thuộc vào bạn để đạt được mục tiêu của họ. Vì vậy, hãy cố gắng hết sức mình !

Nếu có vấn đề khó khăn với bạn hãy gọi cho Apsara, chúng tôi sẽ tư vấn mọi lúc cho bạn.