Hiện
nay ngày càng có nhiều người sử dụng máy laser cho việc in ấn tài liệu, vì chất lượng in ấn tuyệt vời cũng như giá
thành hiệu quả cho một trang in. Nay chúng ta sẽ tìm hiểu máy in laser và quá trình hoạt động của nó trong việc in ấn nhé.
MÁY IN LASER VẬN HÀNH NHƯ THẾ NÀO:
Nguyên
tắc cơ bản của máy in laser (
laser printer) dựa trên công nghệ ghi ảnh bằng hiện tượng điện quang
(xerography hoặc electrophotography) do nhà vật lý CF Carlson (Mỹ) phát minh
năm 1937. Nguyên lý này đã cho ra đời máy photocopy năm 1950 và sau đó cải biên
thành máy in laser để bàn đầu tiên trên thế giới năm 1985 với ý tưởng cải cách
của hãng Canon trong công nghệ laser.
Máy in laser hoạt động được nhờ một nguyên lý hoàn toàn mới là thông tin (ký tự, hình ảnh ...) từ máy vi tính sẽ được một dụng cụ đọc và dịch ra thành một loạt tia laser (theo một lối nhất định). Tia laser này sẽ rọi lên một bộ quay (nó sẽ cuốn giấy và đặt biệt hơn là nó chứa tĩnh điện). bộ quay này cũng tiếp giáp với một trục quay khác chứa mực. Khi quay những chổ nào có tia laser rọi lên thì mực sẽ thấm vào giấy còn những chổ khác thì không. những kỹ thuật đã áp dụng vào in laser là môi trương tĩnh điện (nên nhớ giấy có thể thu tĩnh điện, các atom điện sẽ nằm trên mặt giấy nếu nó bị charged điện vào), photoreceptor, discharge lamp ....
Qui
trình in của một máy laser bắt đầu từ bộ nguồn phát là diode laser. Chùm tia
laser phát ra được hướng xuyên qua một hệ thống các thấu kính hội tụ và gương để
sau cùng đập vào mặt trống in. Vùng trên trống tiếp nhận tia laser sẽ trở thành
một ảnh điện. Tia laser sẽ liên tục phát, rồi tắt khi nó quét trên mặt trống. Tần
số chớp tắt này của tia laser được gọi tên là "ĐIỂM trên inch" (dot
per inch- dpi), cũng chính là thông số quyết định độ phân giải cho trang in (
dpi càng cao, chất lượng trang in càng đẹp).
6 công đoạn của máy in
1)
Làm sạch: Là công đoạn làm sạch trống in đề tiếp nhận ảnh, do hai lưỡi dao, một
để cạo sạch các mực thừa còn dính trên trống, lưỡi thứ hai thu các mực thừa này
vào ngăn chứa. Khi các bộ phận này bị hao mòn , hư hỏng do sử dụng, thì trang
in bắt đầu phát sinh trục trặc : các sọc dọc trang in, lem, bóng ma, trang in bị
hạt tiêu li ti à .
2)
Tích điện: sau khi trống được được làm sạch, nó sẽ được tích điện để nhận ảnh từ
tia laser. Một roulô tích điện sơ cấp (PCR) sẽ tì sát vào trống, ion-hoá không
khí, tạo điều kiện cho nguồn điện âm, một chiều, tích lên trống. Nếu điện tích
âm này không đồng nhất, không đủ điện áp, thì mực in sẽ bị hút đến những nơi
không mong muốn, hoặc không đến được những nơi mong muốn.
3)
Chép: Trong công đoạn chép, tia laser sẽ làm phóng thích điện tích âm, một chiều
trên trống, tạo ra một ảnh ẩn. Chính ảnh ẩn có điện áp thấp này ( -130V) sẽ tạo
lực hút mực in.
4) Rửa
ảnh: ảnh ẩn này sẽ được "rửa" để thành một ảnh có thể nhìn thấy. Mực
in được hút về roulô rửa ảnh hoặc bằng nam châm trong, ( công nghệ của Canon)
hay bằng phóng tĩnh điện ( công nghệ Lexmark).
5)
Chuyển ảnh lên giấy: Đến đây ảnh trên trống in được chuyển sang trang giấy khi
nó áp lên trống. Giấy được áp một điện tích dương từ phía sau lưng, sẽ hút mực
từ trống sang. Nếu điện tích yếu bản in sẽ mờ nhạt, đồng thời tạo ra nhiều mực
thừa.
6) Định
hình: Còn gọi là "nung chảy" là giai đoạn làm mực bám chặt vĩnh viễn
vào giấy bằng nhiệt Một roulô nhiệt tạo nhiệt độ đến 180oC làm nung chảy các hạt
mực để nó bám chết vào giấy.
MỰC IN LASER
2 yếu
tố quyết định chất lượng mực in laser là thành phần nguyên liệu và công nghệ chế
tạo. Ngày nay công thức, công nghệ chế tạo đã không có gì là bí mật. Xu hướng của
hầu hết các công ty chế tạo máy in là bán máy in với giá thấp và mực in với giá
cao, vì thế chúng ta luôn tìm thấy trong các quyển cẩm nang sử dụng lời dặn dò
đại loại: "...chúng tôi đã thiết kế máy in, hộp mực in, công thức mực in một
cách hài hoà để cung cấp cho khách hàng một chất lượng in tuyệt hảo, việc sử dụng
mực không do chúng tôi sản xuất sẽ có thể gây tổn hại đến máy in, làm giảm chất
lượng trang in.