Hiển thị các bài đăng có nhãn in an. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn in an. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

Các tiêu chuẩn của giấy dùng trong in ấn


Giấy dùng trong in ấn hiện nay rất nhiều loại. Vậy để lựa chọn giấy in, chúng ta cần lựa chọn như thế nào? Các tiêu chuẩn về giấy là những gì? Ở bài này chúng ta sẽ đánh giá về những yếu tố về đánh giá chất lượng giấy dùng trong in ấn nhé.

Các tiêu chuẩn dùng để đánh giá chất lượng giấy trong in ấn bao gồm: độ trắng, định lượng giấy, độ dày, độ cứng, độ đục, độ trong, độ bền xé, chiều dài đứt, độ ẩm, độ hút nước, độ kiềm, độ sần, độ nhám, độ tro và khối lượng riêng.

in an, tieu chuan giay in, in an bao bi, in bao bi,


Theo định lượng

        - Giấy lụa, giấy mỏng: ≤40 g/m²
        - Giấy: 40 - 120 g/m²
        - Giấy bìa: 120 - 200 g/m²
        - Bìa: >200 g/m²

Theo màu sắc

        - Nâu: giấy chưa tẩy trắng
        - Trắng: giấy đã tẩy trắng
        - Giấy màu: giấy đã tẩy trắng và nhuộm màu dye hoặc pigment.

Theo ứng dụng

        - Công nghiệp: giấy bao bì, giấy gói, giấy lọc, giấy cách điện...
        - Văn hóa: giấy viết, giấy in, giấy báo, giấy in tiền...
        - Lương thực: giấy gói thực phẩm, giấy gói kẹo, giấy túi chè...

Theo vật liệu

        - Sợi gỗ: giấy sản xuất từ sợi gỗ
        - Nông sản: rơm, cỏ...
        - Tái chế: rác thải hoặc bột giấy thứ cấp

Theo xử lý bề mặt

        - Giấy tráng: tráng cao lanh hoặc các hợp chất vô cơ khác
        - Giấy không tráng: không tráng cao lanh hoặc các hợp chất vô cơ khác
        - Giấy tráng nhôm, thiếc, hợp chất cao phân tử...

Theo kỹ thuật kết thúc quá trình sản xuất

        - Giấy cán láng và siêu cán láng
        - Giấy tráng men
        - Giấy có bề mặt được làm bóng 1 mặt hoặc cả 2 mặt

Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

Đánh giá chất lượng in offset


Tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá chất lượng (tờ) in offset đó là tờ in ra phải giống mẫu (hoặc tờ in thử) về màu sắc và các tờ in phải đều màu (không dao động màu) trong toàn bộ sản lượng in.Trong thực tế khách hàng thường phàn nàn là sản phẩm in ấn ra không giống màu mẫu và các tờ in không đều.

Những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình in ấn ảnh hưởng đến màu sắc tờ in (và do đó đến chất lượng in) đó là:
- Độ dày lớp mực trên giấy (tỉ lệ với Mật độ tông nguyên DV khi đo bằng Mật độ kế)
- Độ lớn điểm tram và
- Độ chồng mực (gắn chặt với thứ tự in chồng màu).

in, in an, in offset, in an bao bi

Để đánh giá ảnh hưởng của những yếu tố này trong in offset , bên cạnh việc quan sát bằng mắt, người ta phải sử dụng dụng cụ đo để có sự đáng giá khách quan, loại bỏ ảo giác chủ quan. Dụng cụ thông dụng nhất là Mật độ kế.

Trong phạm vi viết bài này, xin chỉ đề cập đến yếu tố thứ 3 là vấn đề Thứ tự in chồng màu, ảnh hưởng của nó đến chất lượng in, đang là vấn đề nhiều bạn quan tâm.

Thứ tự in chồng màu ảnh hưởng đến độ nhận mực và do vậy ảnh hưởng đến màu in ra. Có sự khác biệt khi in một màu lên giấy trắng, in màu đó lên một lớp mực in trước đã khổ, hoặc in 2 hay 4 màu in ướt - chồng – ướt. Khi in ướt - chồng – khô (tức là in nhiều màu trên một máy một màu) và ướt - chồng – ướt, độ nhận mực có độ khác biệt ảnh hưởng đến kết quả in, đặt biệc đôi với ướt - chồng – ướt thì độ tách dính (tack) của mực in có vai trò rất quan trọng, nó phài giảm dần từ đơn vị đầu đến đơn vị cuối.

Phụ thuộc tính chất công việc in, lọai máy (một hay nhiều màu, tức là in ướt - chồng – khô, ướt - chồng - ướt) và hiệu quả màu sắc cần có mà thay đổi thứ tự chồng màu. Nếu công việc đã được in thử , cần phải giờ đúng thứ tự khi in thử.

Ở các nước có đến công nghiệp in phát triển, người ta đã đề ra biện pháp Tiêu chuẩn hóa, để loại những ảnh hưởng của thứ tự in chồng màu đến kết quả in. Quá trình in thử và in sản lượng được thực hiện theo một tiêu chuẩn qui định. Một thứ tự in chồng màu thống nhất ở tất cả các xí nghiệp in cho phép so sánh được chất lượng in ở các xí nghiệp khác nhau, đồng thời có thể đặt sản xuất mực có độ tách dính giảm dần theo tiêu chuẩn chồng màu tiêu chuẩn, tạo thuận lợi cho người thợ in.

Thứ tự in chồng màu tiêu chuẩn được sử dụng phố biến ở các nước Châu Aâu là:
- In 4 màu ướt - chồng – ướt (máy nhiều màu)
Đen – Xanh - Đỏ magenta – Vàng.

- In 2 màu ướt - chồng – ướt và ướt - chồng – khô:
Xanh cyan - Đỏ magenta -> Đen – Vàng

- In 1 màu ướt - chồng – khô:
Xanh cyan -> Đỏ magenta -> Vàng -> Đen.

Ở nước ta hiện nay, điều kiện sản xuất ở các xí nghiệp in cò nhiều khác biệt, đặt biệt là chúng ta sử dụng nhiều loại mực in nhập từ nhiều nước khác nhau đến chưa thể có tiêu chuẩn quốc gia thống nhất. Hậu quả của việc đánh giá chất lượng in phụ thuộc chủ quan của người thợ, mỗi xí nghiệp và việc tranh cãi là tất nhiên, đặc biệt là về ảnh hưởng đến kết quả in của thứ tự in chồng màu.

Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay trước khi có tiêu chuẩn quốc gia thống nhất, chúng ta có thể thực hiện tiêu chuẩn hóa Thứ tự in chồng màu ở từng xí nghiệp (thuận tiện nhất có lẽ đến sử dụng Thứ tự in chồng màu tiêu chuẩn mà các nước công nghiệp in tiên tiến đang áp dụng, trước khi chúng ta nghiên cứu tìm ra tiêu chuẩn phù hợp cho mình), trao đổi với các Công ty vật tư in để đặt mua mực in tiêu chuẩn có các tính chất, đặc biệt là tính tách dính phù hợp với Thứ tự in chồng màu tiêu chuẩn của xí nghiệp. Làm được điều này chúng ta loại bỏ được một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng in để ổn định các yếu tố khác.

Tiêu chuẩn hóa phương pháp in offset là xu thể tất yếu, vì chỉ có như vậy chúng ta mới ổn định được chất lượng in. Các biện pháp tiêu chuẩn hóa ở các công đọan bình phim, phơi bản, in thử và in sản lượng tạo thuận lợi phối hợp các khâu, loại bỏ tối đa từ đầu các sơ sót để có chất lượng in cao ổn định. Ngay từ bây giờ chúng ra cần chuẩn bị các điều kiện để có thể tiến tới tiêu chuẩn hóa phương pháp in offset, trước hết là nâng cao trình độ hiểu biết về chất lượng, quản lý chất lượng và sử dụng kỹ thuật đo trong ngành in.

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

Quá trình hoạt động của máy in laser


Hiện nay ngày càng có nhiều người sử dụng máy laser cho việc in ấn tài liệu, vì chất lượng in ấn tuyệt vời cũng như giá thành hiệu quả cho một trang in. Nay chúng ta sẽ tìm hiểu máy in laser và quá trình hoạt động của nó trong việc in ấn nhé.

MÁY IN LASER VẬN HÀNH NHƯ THẾ NÀO:

Nguyên tắc cơ bản của máy in laser ( laser printer) dựa trên công nghệ ghi ảnh bằng hiện tượng điện quang (xerography hoặc electrophotography) do nhà vật lý CF Carlson (Mỹ) phát minh năm 1937. Nguyên lý này đã cho ra đời máy photocopy năm 1950 và sau đó cải biên thành máy in laser để bàn đầu tiên trên thế giới năm 1985 với ý tưởng cải cách của hãng Canon trong công nghệ laser.

in, in an, in an tai lieu
Máy in laser hoạt động được nhờ một nguyên lý hoàn toàn mới là thông tin (ký tự, hình ảnh ...) từ máy vi tính sẽ được một dụng cụ đọc và dịch ra thành một loạt tia laser (theo một lối nhất định). Tia laser này sẽ rọi lên một bộ quay (nó sẽ cuốn giấy và đặt biệt hơn là nó chứa tĩnh điện). bộ quay này cũng tiếp giáp với một trục quay khác chứa mực. Khi quay những chổ nào có tia laser rọi lên thì mực sẽ thấm vào giấy còn những chổ khác thì không. những kỹ thuật đã áp dụng vào in laser là môi trương tĩnh điện (nên nhớ giấy có thể thu tĩnh điện, các atom điện sẽ nằm trên mặt giấy nếu nó bị charged điện vào), photoreceptor, discharge lamp .... 

Qui trình in của một máy laser bắt đầu từ bộ nguồn phát là diode laser. Chùm tia laser phát ra được hướng xuyên qua một hệ thống các thấu kính hội tụ và gương để sau cùng đập vào mặt trống in. Vùng trên trống tiếp nhận tia laser sẽ trở thành một ảnh điện. Tia laser sẽ liên tục phát, rồi tắt khi nó quét trên mặt trống. Tần số chớp tắt này của tia laser được gọi tên là "ĐIỂM trên inch" (dot per inch- dpi), cũng chính là thông số quyết định độ phân giải cho trang in ( dpi càng cao, chất lượng trang in càng đẹp).

6 công đoạn của máy in

1) Làm sạch: Là công đoạn làm sạch trống in đề tiếp nhận ảnh, do hai lưỡi dao, một để cạo sạch các mực thừa còn dính trên trống, lưỡi thứ hai thu các mực thừa này vào ngăn chứa. Khi các bộ phận này bị hao mòn , hư hỏng do sử dụng, thì trang in bắt đầu phát sinh trục trặc : các sọc dọc trang in, lem, bóng ma, trang in bị hạt tiêu li ti à .

2) Tích điện: sau khi trống được được làm sạch, nó sẽ được tích điện để nhận ảnh từ tia laser. Một roulô tích điện sơ cấp (PCR) sẽ tì sát vào trống, ion-hoá không khí, tạo điều kiện cho nguồn điện âm, một chiều, tích lên trống. Nếu điện tích âm này không đồng nhất, không đủ điện áp, thì mực in sẽ bị hút đến những nơi không mong muốn, hoặc không đến được những nơi mong muốn.

3) Chép: Trong công đoạn chép, tia laser sẽ làm phóng thích điện tích âm, một chiều trên trống, tạo ra một ảnh ẩn. Chính ảnh ẩn có điện áp thấp này ( -130V) sẽ tạo lực hút mực in.

4) Rửa ảnh: ảnh ẩn này sẽ được "rửa" để thành một ảnh có thể nhìn thấy. Mực in được hút về roulô rửa ảnh hoặc bằng nam châm trong, ( công nghệ của Canon) hay bằng phóng tĩnh điện ( công nghệ Lexmark).

5) Chuyển ảnh lên giấy: Đến đây ảnh trên trống in được chuyển sang trang giấy khi nó áp lên trống. Giấy được áp một điện tích dương từ phía sau lưng, sẽ hút mực từ trống sang. Nếu điện tích yếu bản in sẽ mờ nhạt, đồng thời tạo ra nhiều mực thừa.

6) Định hình: Còn gọi là "nung chảy" là giai đoạn làm mực bám chặt vĩnh viễn vào giấy bằng nhiệt Một roulô nhiệt tạo nhiệt độ đến 180oC làm nung chảy các hạt mực để nó bám chết vào giấy.

MỰC IN LASER

2 yếu tố quyết định chất lượng mực in laser là thành phần nguyên liệu và công nghệ chế tạo. Ngày nay công thức, công nghệ chế tạo đã không có gì là bí mật. Xu hướng của hầu hết các công ty chế tạo máy in là bán máy in với giá thấp và mực in với giá cao, vì thế chúng ta luôn tìm thấy trong các quyển cẩm nang sử dụng lời dặn dò đại loại: "...chúng tôi đã thiết kế máy in, hộp mực in, công thức mực in một cách hài hoà để cung cấp cho khách hàng một chất lượng in tuyệt hảo, việc sử dụng mực không do chúng tôi sản xuất sẽ có thể gây tổn hại đến máy in, làm giảm chất lượng trang in.

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013

In ấn bao nilon Đà Nẵng

Dịch vụ in ấn bao bì nilon tại Đã Nẵng của APSARA đã có mặt được gần 2 năm. Trong thời gian này chúng tôi nhận thấy nhu cầu của các shop thời trang và nhà may ngày càng tăng cao.

Nhưng bên cạnh đó cũng còn rất nhiều cửa hàng thời trang chọn hình thức in số lượng ít + giá rẻ. Điều này một phần là đúng với tình hình thực tế của shop nhưng chúng ta cũng nên nghĩ xa hơn 1 tí về tương lai của shop, với giá rẻ thì chất lượng của bao nilon cũng thấp. Đây cũng là điều tất nhiên vì nếu chất lượng cao + giá thành rẻ thì không nhà sản xuất nào có thể làm được.

in an, in bao nilon, in an bao bi nilon, in an bao bi,

Tại APSARA chúng tôi luôn tư vấn cho khách hàng sử dụng những sản phẩm đạt yêu cầu chung và giá thành phù hợp. Túi nilon in ấn là một trong số rất nhiều mặt hàng khác được bán tại APSARA ĐÀ NẴNG.

Chúng tôi mong muốn đem đến cho bạn đến in ấn bao nilon đẹp, giá thành hợp lý + chất lượng tốt vì sự phát triển của các cửa hàng thời trang và nhà may cũng chính là sự phát triển của APSARA.

Trên thị trường Đà Nẵng có rất nhiều sản phẩm nilon nhưng APSARA chỉ cung cấp 2 dạng chính là: in ấn túi nilon HD (hay còn được gọi là bao xốp) và in ấn túi nilon PE (bao dẻo). Đây là 2 dạng túi được sử dụng nhiều nhất trong các shop thời trang.

Ngoài 2 loại trên còn những túi nilon như: tui có quai xách bằng nhựa (loại túi nilon này một thời rất được ưa chuộng nhưng do giá thành không rẻ nên các shop cũng hạn chế), túi nilon có xếp hông và xếp đáy, túi nilon HD cao cấp (giá thành bằng với túi nilon PE).

Với số lượng in túi nilon lớn các bạn nên chọn hình thức in ống đồng, chi phí ban đầu sẽ cao nhưng đổi lại là những lần sau các bạn sẽ không tốn trục ống đồng. Chất lượng in luôn đạt hiệu quả cao nhất, tỉ lệ in chồng màu rất chính xác vì bao nilon được in bằng máy thay vì in lụa thủ công.

Đến với APSARA các bạn yên tâm về dịch vụ và chất lượng sản phẩm.

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013

Ý nghĩa danh thiếp (name card, card visit) đẹp



Nếu bạn đã từng in card visit và sử dụng card visit (danh thiếp hay name card) ở Việt Nam, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời, vì chính bạn cũng là một yếu tố góp phần tạo nên cái mà chúng ta gọi là “văn hóa sử dụng danh thiếp” hiện nay.

Có thể với một số đối tượng, danh thiếp (hay còn gọi là name card hay card visit) chỉ là một mảnh giấy vô giá trị dùng để chứa thông tin liên lạc. Nhưng đối với nhiều người khác, tấm danh thiếp là một vật đại diện cho chính bản thân người sở hữu, và thậm chí dùng để chứng tỏ sự tôn trọng đối với người được trao. Thế nhưng không có gì lạ khi ta bắt gặp những ông giám đốc tập đoàn có tiếng ở Việt Nam trao nhau những chiếc card visit “đơn giản quá mức”, hay nói cách khác, là những tấm name card đó là những tấm card mà nhân viên của họ đang dùng.

Sự thật là những tấm danh thiếp ở Việt Nam có chất lượng không hơn những tấm business card được in vô tội vạ tại nhà là bao nhiêu

Tuy nhu cầu sử dụng những sản phẩm này luôn gia tăng theo sự phát triển kinh tế, nhưng ngân sách mà người dùng chi ra cho việc thiết kế hay in ấn danh thiếp vẫn còn rất hạn chế.

Nên đổ lỗi cho chính người tiêu dùng hay nhà cung cấp?

Đối vối người sử dụng, và ngay cả đối với những designer, có thể nói rất khó để tìm được nơi nào nhận in ấn những yêu cầu cao cấp và phức tạp. Nếu có thì cũng thường bị “chém” giá trên trời buộc nhiều người phải bỏ cuộc.

Đối với các xưởng in, một phần là vì ít khi nhận những yêu cầu phức tạp, nên không quen, mất thời gian và không đủ công cụ để thực hiện. Phần khác lượng khách hàng đơn thuần đã quá đủ, khiền nhiều đơn vị không muốn vác thêm phiền phức. Đa phần đều nghĩ là không đáng để đầu tư công nghệ cũng như máy móc cho những yêu cầu lẻ mà một năm mới gặp vài lần như vậy.

Hãy xem những công nghệ in ấn hiện nay:

Dolcepress sử dụng giấy mỹ thuật với độ dầy lên đến 800gsm kết hợp cùng công nghệ Letter Press để dập chìm những chi tiết trên chiếc card tạo nên sự ấn tượng và sang trọng riêng biệt.

 card visit dep chuyen nghiep

Spot UV là một trong những công nghệ gia công in ấn xa xỉ nhất của Taste Of Ink

 card visit dep chuyen nghiep
Công nghệ phủ UV và die-cut của Taste Of Ink

Die-cut theo hình dạng đặc biệt tạo nên một cái nhìn mới cho chiếc danh thiếp của Shi Shi Shop

 card visit dep chuyen nghiep

Từ hiện trạng kể trên, nếu muốn thay đổi “văn hóa sử dụng danh thiếp” của người Việt Nam thật ra cũng không khó, nhưng câu hỏi đặt ra là, cần phải làm những gì để thay đổi tư tưởng của người sử dụng, và liệu có công ty nào có khả năng đáp ứng được những yêu cầu như vậy hay không.

Nhưng trước tiên, hãy tự hỏi bản thân và cho tôi biết, bạn có sẵn sàng chi một số tiền đúng với giá trị nhận được cho việc thiết kế và in danh thiếp để sử dụng nó đúng như ý nghĩa, là một vật đại diện cho bản thân, thương hiệu, và doanh thiệp của bạn không?

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

In ấn hiện đại phải như thế nào?


 In ấn là một mảng rất linh hoạt trong thiết kế, từ thiết kế tạp chí, bìa đĩa CD, các tài liệu quảng cáo… đều phải làm việc với khâu thiết kế, in ấn. Sách báo ngày nay đa phần thường được in bằng kĩ thuật in ốp sét - in offset. Các kĩ thuật in phổ biến khác gồm in nổi (dùng chủ yếu trong các cuốn ca ta lốc), in lụa, in quay, và in phun và in laser. Dưới đây là 1 số điểm nhấn cần nên có khi in ấn

in, in an, in hien dai, in dep


1. Tạo sự khác biệt
Với một khách hàng thông thường thì hầu như các truyện tranh đều trông giống nhau: khuôn thức, cách xử lý kiểu chữ, màu sắc… Nhà thiết kế Tom Muller trong thiết kế của mình cho Event Horizon đã lựa chọn sử dụng nhiều kỹ thuật đồ họa hơn như kỹ thuật tạo kiểu chữ hiện đại, màu in đậm và một bố cục sáng tạo nhằm tạo sự khác biệt cho cuốn sách.
Tom Muller, thiết kế đồ hoạ/ website: hellomuller.com

2. Sử dụng giới hạn các định dạng
Với mẫu thiết kế bìa cho cuốn Worry Doll, Tom Muller chỉ sử dụng hai màu chính là đen và trắng, in trên khổ DIN A4 ngang và chỉ có một chấm màu duy nhất. Bìa sách có bố cục đơn giản, tạo không gian rộng, logo in đậm với một chấm đỏ làm nổi bật lên.
Tom Muller, thiết kế đồ hoạ/ website: hellomuller.com

3. Linh hoạt hơn với Alpha channels
Alpha channels sẽ giúp bạn linh hoạt hơn trong thiết kế và có thể thay đổi một vùng màu sắc rộng một cách nhanh chóng. Chỉ cần dán một bức ảnh đen trắng vào một channel, sau đó bạn có thể tạo các vùng lựa chọn và sử dụng chúng như Mask hay các Fill/ Gradient layer, hoặc hỗ trợ trong việc tạo các channel gồm các chấm màu. Nhìn chung, nếu bạn sử dụng Fill hay Gradient layer và Mask thì bạn có thể thay đổi các yếu tố của tác phẩm dễ dàng hơn.
Tom Bagshaw, vẽ tranh minh hoạ/ website: mostlywanted.com

4. Thêm bớt những chỗ cần thiết
Profission đã làm cho nhóm những nhà môi giới này khác với những người khác nhờ những thiết kế bộ dụng cụ văn phòng cho họ một cách đơn giản, thanh lịch và được giản lược. Bộ dụng cụ văn phòng này chỉ có một màu là màu xám Pantone được trang trí bằng hình trang trí màu bạc. Danh thiếp và giấy viết thư được rập chữ nổi ở cả hai mặt. Ngoài ra, những tấm danh thiếp còn được bao phủ bởi một lớp hợp chất đặc biệt có tác dụng bảo vệ; giấy viết thư thì được làm nổi bật nhờ sự tương phản giữa nền xám và họa tiết trang trí.
Công ty hợp danh Profission/ website: profission.com

5. Chú ý hơn vào khâu hoàn thiện
Tuy phần lớn những kỹ thuật trong khâu hoàn thiện như sử dụng mực in đặc biệt, họa tiết trang trí, phim ảnh, hợp chất bảo vệ, đánh vécni, làm nổi hay in chữ chữ đều khá đắt đỏ và thường bị bỏ qua nhưng lại có thể biến một tác phẩm từ đơn giản thành tác phẩm mà ai cũng phải để ý tới. Lựa chọn được kỹ thuật hoàn thiện hợp lý sẽ hỗ trợ công việc của bạn rất nhiều.
Công ty hợp danh Profission/ website: profission.com

6. Sức mạnh của Vector và bitmap
Kỹ thuật in ấn ngày nay khá tinh vi. Chẳng hạn như trong bức hình này, David Rondel đã tạo hình sọ người 3D nhưng lại với kỹ thuật Cinema 4D và được bao quanh bởi kết cấu 2D. Sau đó, hoàn thành bằng cách sử dụng một số vector cho bitmap. Cuối cùng là chuyển đổi sang định dạng CMYK để in.
David Rondel Cambou, phụ trách mỹ thuật/ website: hellohikimori.com

7. In mẫu thiết kế lên áo
Nếu muốn in các bản thiết kế lên film trắng thì các bản thiết kế phải ở dạng đen trắng và film phải được bao phủ bởi một lớp cảm quang. Vùng đen có tác dụng chống lại tia UV khi được phơi sáng. Sau đó, khi rửa phim thì vùng đen cũng bị rửa sạch. Vùng xung quanh sẽ tạo thành hình hoa văn trên áo.
Takayo Akiayma, thiết kế đồ họa và webmaster/ website: illustratedpeople.com

8. Mọi thay đổi sẽ dễ dàng hơn nếu bạn chuẩn bị từ trước
Mặc dù vào phút chót, Inksurge mới nhận được đề nghị từ Pablo Galley thiết kế gạch lát nền nhưng nhờ họ đã chuẩn bị mẫu minh họa từ trước. Do đó, chỉ cần sửa lại chút ít, họ cũng có thể có được một tác phẩm mới.
Rex Advincula và Joyce Tai, sáng lập Inksure/ website: inksurge.com

9. Sử dụng tỷ lệ lớn
Khi làm việc với bitmap thì bạn nên là trên một tỉ lệ lớn hơn tỉ lệ bạn cần, kể cả mẫu thiết kế đó mang tính cá nhân hay thương mại vì bạn có thể sẽ muốn thêm vào một yếu tố nào đấy hoặc là sau này, bạn muốn in nó với kích cỡ lớn hơn.

10. Nên pha trộn màu đen
Thông thường mực in màu đen sử dụng trong in ấn không nhạt như những màu khác, do đó sử dụng màu đen không pha trộn có thể không tạo được ấn tượng như bạn mong đợi, đặc biệt là trên khổ lớn. Để tránh được điều này, bạn có thể pha trộn thêm màu lục lam, tỷ lệ khoảng 30% đến 50% lục lam là ổn.
Alex Amelines, minh họa và thiết kế tranh hoạt hoạ/ website: amelines.com
Người biên soạn 10 lời khuyên này là Sam Gilbey, một nhà thiết kế, vẽ tranh minh họa và nhà văn tự do. Gilbey đã xây dựng website và thiết kế đồ họa cho rất nhiều khách hàng bao gồm cả Sony/PS3, Motorola, MTV, Bảo tàng Anh…

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

Name card, nhãn mác, bao bì cho shop thời trang



Tầm quan trọng của bộ nhận diện thương hiệu là gì?

Từ lâu mọi người vẫn nghe về các sản phẩm Logo, Danh thiếp, Bao bì, Nhãn mác… nhưng chỉ mang tính riêng lẻ, khi kết hợp lại thì các sản phẩm đó sẽ tạo thành một bộ nhận diện thương hiệu. Nó phản ánh chân thực nhất những gì mà bạn đang hướng tới cũng như tính chuyên nghiệp của công việc bạn đang làm.

Các sản phẩm nhận diện thương hiệu không chỉ giúp tạo ra hình ảnh nhận biết mà còn thể hiện cá tính, khát vọng cua chính doanh nghiệp, từ đó tạo ra nhận thức về quy mô và tính chuyên nghiệp khiến khách hàng ấn tượng và vượt lên trên so với các đối thủ cạnh tranh.

Vậy thiết kế thương hiệu bao gồm những gì?

Với mỗi doanh nghiệp, cá nhân hay tập đoàn sẽ cần những sản phẩm khác nhau, tuy nhiên bước cơ bản và quan trọng nhất chính là Logo, Name Card, tiếp theo đến là những ấn phẩm in ấn đi kèm rất đa dạng như bao bì, tiêu đề thư, Mác ghi giá, thẻ treo, đồng phục, túi giấy, túi nilon, túi vải, website, Menu, Banner,… tất cả sẽ cần tạo nên sự đồng bộ, khối liên kết vững chắc trong hình ảnh thương hiệu.

Sau đây là những bộ nhận diện thương hiệu nhỏ cho các shop thời trang tham khảo:

name card, nhan mac, bao bi

name card, nhan mac, bao bi

name card, nhan mac, bao bi

name card, nhan mac, bao bi

name card, nhan mac, bao bi

name card, nhan mac, bao bi

name card, nhan mac, bao bi

name card, nhan mac, bao bi

name card, nhan mac, bao bi

name card, nhan mac, bao bi

name card, nhan mac, bao bi

name card, nhan mac, bao bi

name card, nhan mac, bao bi


Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

In ấn nghệ thuật font chữ



In ấn Typography (nghệ thuật font chữ) có thể tạo sự khác biệt lớn trong phong cách và diện mạo của một quảng cáo in. Những người làm quảng cáo và marketing (tiếp thị, quảng bá) rất cần thiết trong nhiều ngành khác nhau vì một quảng cáo tốt, hay có thể đem lại doanh thu bán hàng rất lớn. Không giống quảng cáo trên tivi, mọi người sẽ buộc phải ngồi một chỗ và xem để chờ chương trình của họ tiếp tục; với quảng cáo in đẹp họ có thể chủ động lật nhanh hay bỏ qua nó để đến với bài báo họ muốn đọc.

Vì vậy mục đích của in ấn quang cáo là khiến người đọc phải dừng lại, xem quảng cáo và ghi nhớ thông điệp được truyền tải. Để làm được điều này, câu văn hay cụm từ trong quảng cáo in của bạn phải thu hút sự chú ý của người xem ngay lập tức. Đó cũng chính là lý do tại sao Typography lại được các nhà thiết kế đồ họa và quảng cáo quan tâm nhiều đến vậy.

  Có 3 chú ý cần biết khi bạn lựa chọn từ ngữ cho quảng cáo:

1. Hãy nói rất ít nhưng truyền tải được nhiều nội dung. Những quảng cáo in thông minh thường chỉ thể hiện một hay một vài từ và sau đó những từ khác được biểu thị theo cách đối lập.

2. Dù bạn nói điều thú vị hay nhàm chán, bạn phải “biểu diễn” chúng theo một cách thật thu hút. Một tấm quảng cáo đầy chữ sẽ không giữ được sự hấp dẫn của bất kỳ ai. Nên bắt đầu với một vài câu có khả năng lôi kéo, gợi tò mò cho người đọc hoặc sử dụng Typography ẩn tượng để khiến người xem muốn đọc từ đầu đến cuối.

3. Đừng nói điều gì với những câu chữ quá rõ ràng. Hãy sử dụng hình dạng của chữ cái hoặc vật thể trong quảng cáo. 

Có rất nhiều loại hình quảng cáo in nhưng hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu những mẫu quảng cáo sử dụng Typography rất hiệu quả, đẹp mắt và đáng xem.

in an, in an quang cao, in dep

in an, in an quang cao, in dep

in an, in an quang cao, in dep

in an, in an quang cao, in dep

in an, in an quang cao, in dep

in an, in an quang cao, in dep

in an, in an quang cao, in dep

in an, in an quang cao, in dep


Thứ Tư, 6 tháng 3, 2013

Cách chọn mực cho máy in phun màu


Hiện tại thị trường đang có rất nhiều loại mực dùng trong in ấn và mỗi loại mực sẽ phù hợp với từng dòng máy máy in và loại giấy khác nhau. Với bài viết sưu tầm này Apsara mong muốn các bạn hiểu thêm về những dòng mực dùng trong in ấn phù hợp với máy in phun.

in an, in

MỰC PIGMENT IN GIẤY COUCHE

Mực Pigment 6 màu thuộc dòng mực mới nhất in ấn được trên nhiều loại chất liệu giấy , đặt biệt là giấy láng couché ( loại giấy dùng trong công nghiệp in offset ) làm hạ giá thành sản phẩm 90% so với mực chính hảng. Thuộc tính ưu điểm của dòng mực này là bền màu , không lem khi gặp nước , màu sắc đẹp rực rỡ , dễ sử dụng không cần phải sấy nhiệt khi in cũng như phải dùng các phần mềm quản lý màu đặt biệt như các loại mực in tương thích khác .

Tương thích với môi trường không hại đầu phun, độ ổn định cao , tính chất gần giống và thậm chí có phần ưu việt hơn mực in chính hảng ( vì cho đến nay năm 2009 mực chính hảng trên các máy in phun pro Epson như 9880 vẩn chưa in được trên giấy láng couche kể và dùng phần mềm RIP để điều tiết lượng mực in )

Mực Dye

Mực dye là loại mực căn bản, giá phí chế tạo rẻ mà lại cho phổ màu vô cùng rộng. Các vật liệu in sử dụng được với loại mực này cũng không đắt tiền và rất dễ tìm ngoài thị trường. Đây là loại mực được nhiều hãng sữ dụng, đôi khi là loại mực chính yếu và duy nhất cho mọi dòng sản phẩm. Riêng EPSON chỉ sử dụng loại mực dye này cho dòng máy cấp thấp, dành cho người mới sử dụng tại gia.

Nhược điểm quan trọng của loại mực dye là tính bền màu kém. Bản in bằng mực dye dễ bị lem trong nước, phai màu trong không khí hoặc bởi ánh sáng mặt trời.

EPSON khắc phục một phần các nhược điểm trên và cung cấp loại mực này với giá rẻ để phục vụ các nhu cầu in không đòi hỏi khắt khe.

Máy in sử dụng: EPSON Stylus C43 / C45, EPSON Stylus CX1500

Mực DURABrite

Đây là loại mực đặc biệt được chế tạo từ loại mực pigment, vốn kén vật liệu in, kém chịu đựng trong môi trường ẩm ướt và chóng phai màu bởi ozon trong không khí. Mực DURABrite không những cho ra các bản in bền màu, rõ nét trên nhiều loại vật liệu in khác nhau mà còn đem lại những màu sắc phong phú với các chi tiết sáng hoặc mờ đều đẹp hơn. Các bản in trên giấy cực mỏng cũng như các loại giấy in báo, giấy có hoặc không có tráng phủ đều có chất lượng tương đương như in bằng máy laser. Với giấy tái chế, loại mực này cũng cho chất lượng cao tương tự.

Mực DURABrite có ­bốn loại chứa trong các hộp mực đơn, với dung tích lớn, giúp người dùng tiết kiệm chi phí và rất lý tưởng cho việc in ấn với khối lượng lớn ở văn phòng, chẳng hạn như in tài liệu ra nhiều bản với các mảng màu lớn. Dung tích lớn hạn chế tối đa việc thay ống mực thường xuyên, giúp tiết kiệm thời giờ và tiền bạc.

Không giống như các bản in bằng loại mực nhuộm truyền thống, các bản in trắng đen và màu với mực DURABrite có thể ngâm nước mà không bị mất màu. Với thuộc tính này, các doanh nghiệp nhỏ hay người dùng cao cấp có thể yên tâm với các bản in cần lưu giữ lâu như tập giới thiệu, thư mời, tờ bướm và các bản danh mục. Mực DURABrite bảo vệ các bản in khỏi các tác nhân như nước mưa, nước cà phê, hoặc mồ hôi tay.

Mực DURABrite có độ chịu sáng lên đến 80 năm khi in trên giấy in chuyên dụng và 70 năm trên giấy in thường, cho phép sử dụng các bản in trong môi trường có độ sáng cao như ánh sáng mặt trời mà không sợ mất màu. Không như các loại mực in pigment, mực DURABrite khô nhanh, giúp giảm khả năng thấm sang mặt sau giấy vì mực “cố định” ngay trên bề mặt giấy, rất lý tưởng cho việc in hai mặt. Điều này giúp tạo ra các hạt mực có kích thước nhỏ hơn so với loại mực nhuộm và mực pigment in không bị rời rạc nhiều nên các chi tiết ảnh có độ sắc nét cao.

Những Lợi Điểm Chính Yếu Của Mực DuraBrite: Chất lượng in cao cấp ngay trên cả giấy thường

Bản in có độ bền cao (không thấm nước và chịu sáng đến 70 năm khi được in trên giấy thường)

Giá bán thấp với các ống mực rời

Tương thích với các vật liệu in khác nhau

Khô nhanh

Máy in sử dụng: EPSON Stylus C63 / C65 / C83 / C85, EPSON Stylus CX1500, CX3500, CX5300

Mực UltraChrome

Đây là loại mực pigment 7 màu đoạt giải thưởng của EPSON, bổ sung thêm màu đen photo hoặc đen matte và đen nhạt - bổ sung sắc độ xám. Kết quả là thể hiện được màu sắc sâu nhất khi in khổ lớn, gồm cả các gam màu đỏ, màu cam, và màu vàng rực rỡ. "Màu đen" phụ trợ để xử lý màu xám trung tính tốt hơn giúp tăng cường độ xám và in các ảnh trắng đen tuyệt vời.

Mực UltraChrome có thể in trên nhiều loại chất liệu với khả năng chống nước cao, độ bền tới 75* năm (trong khung kính, áp dụng các điều kiện theo thử nghiệm), và độ bền màu tốt hơn so với mực in ảnh nhuộm thông thường. Điều đó làm cho nó trở thành một giải pháp lý tưởng cho các ứng dụng chế bản, thiết kế đồ họa, nhiếp ảnh chuyên nghiệp và lưu trữ ngoài. Trình điều khiển máy in được các bộ điều phối màu tích hợp hỗ trợ, đem lại chất lượng tốt nhất trên các chất liệu của EPSON.

Mực UltraChrome được sử dụng với đầu in vi áp điện phun ra hạt mực chỉ 3,5 pico lít ở độ phân giải tới 2880 x 1440 dpi, đem đến khả năng thể hiện màu sống động và chi tiết sắc nét. Những hạt mực này có kích thước tương ứng hạt mực nhuộm thông thường 2 pico lít. Độ kết dính cao hơn của mực pigment tạo ra các điểm mực tròn gần như hoàn hảo, nguyên vẹn, không bị nhòe trên bề mặt giấy in, tương đương với tạo ra điểm mực 2 pico lít “ảo”.

Chỉ khai thác các ưu điểm của loại mực pigment, mực UltraChrome cho ra phổ màu rộng, kháng nước, ánh sáng và ozone trong không khí thật tuyệt vời. Tuy là mực in “trong nhà”, bản in bằng mực UltraChrome thực tế có thể chịu được điều kiện khắc nghiệt ngoài trời đến hơn 1 năm mà không phai màu. Tính thích nghi vật liệu cũng là điều đáng kinh ngạc. Mực UltraChrome có thể bám tốt và cho màu sắc tuyệt vời trên bề mặt của các chất liệu khó tính mà từ trước đến nay, chưa có bất kỳ loại mực in phun gốc nước nào in lên được.

Mực UltraChrome được dùng trong các dòng sản phẩm trợ giúp thiết kế, đồ họa, in khổ lớn.

Máy in sử dụng: EPSON Stylus Pro 4000 / 7600 / 9600 / 10600

Mực New-Dye

Ngành ảnh đòi hỏi rất khắc khe về chất lượng in. Các loại mực dùng in ảnh từ trước đến nay đều gặp phải trở ngại là loại mực pigment, tuy có bền màu nhưng phổ màu lại hẹp; trong khi mực dye có phổ màu rộng thì lại quá kém trong việc lưu trữ và thích nghi với môi trường.


EPSON nghiên cứu thành công và đưa ra sử dụng loại mực New-Dye, có đầy đủ các lợi điểm về màu cũa mực dye, nhưng lại vô cùng bền vững với thời gian và môi trường. Nhờ cấu trúc phân tử bền vững, mực New-Dye không bị phá hủy bởi ozone trong không khí. Bằng đặc tính hút thấm tốt, hạt mực New-Dye chui nhanh vào bề mặt gấy in, giúp bản in được bảo vệ tốt hơn.


Các màu đỏ nhạt và xanh nhạt được bổ sung vào tạo ra hệ mực in 6 màu giúp chuyển tãi các tông ảnh mịn màng hơn.

Mực New-Dye được dùng trong tất cả các máy in chuyên in ảnh của EPSON.

Máy in sử dụng: EPSON Stylus Photo R210 / R310 / RX510 / RX630

Mực UltraChrome Hi-Gloss Lại thêm một thành tựu mới của EPSON về mực in. Đây là loại mực cải tiến từ mực UltraChrome nổi tiếng. Nó cho bề mặt bản in bóng mịn, tạo cảm giác thực như ảnh lab truyền thống. Lớp nhựa thông cao cấp trong suốt bao phủ từng hạt mực in giúp hạt mực được bền vững với môi trường. EPSON còn sử dụng thêm loại mực gloss optimizer phủ bóng lên toàn bộ bản in, cho bề mặt nhẵn mịn, các tia sáng phản xạ nhờ đó không bị chuyển hướng và cuối cùng sẽ tái tạo màu sắc trung thực hơn đi đến mắt người xem.

Hai màu mực đặc biệt lần đầu tiên được đưa vào là đỏ và xanh dương giúp cho ảnh in mang một sắc thái màu mới. Cấu trúc màu mực này gia tăng đáng kể phổ màu của mực in, giúp bản in chuyển tải được các gam màu khó khăn nhất.

Kết hợp với đầu phun thế hệ mới, mực UltraChrome Hi-Gloss nay được phun ra chỉ với 1.5 pico lít mỗi hạt cho các chi tiết cực kỳ sắc nét.

Công nghệ tự động thay đổi kích thước hạt mực tùy theo đặc tính vùng in và kỹ thuật tiết giảm lượng mực sử dụng cho phép sử dụng hệ thống in tối ưu.

Mực UltraChrome Hi-Gloss hiện mới chỉ được sử dụng trong model máy in ảnh mới nhất của EPSON, cho cảm nhận hình ảnh tốt hơn cả công nghệ nhủ tương bạc truyền thống

Máy in sử dụng: EPSON Stylus Photo R800

MỰC DURA EPSON

Mực dầu kháng nước, 4 màu: Black , Cyan, Magenta, Yello Dùng cho máy in Epson 4 màu C65, C67, C85, C87 Màu chuẩn và bền lâu phai ,độ dẩn mực tốt,kháng nước, không gây hại đầu phun


MỰC IN ECO SOLVENT

 Loại mực in dùng riêng cho dòng máy in phun Epson, gây tác hại nhiều cho đầu phun của máy, màu sắc đẹp sắc sảo độ phân giải cao, nét chữ rõ ràng ảnh sắc nét, với độ bám dính tốt, khô liền khi in xong.

MỰC IN SUBLIMATION

(MỰC NHIỆT) Hệ mực nước chuyển nhiệt in trên mọi chất liệu: Vải, gốm sứ, Thủy tinh, PVC, Kim loại .Với 6 màu Black , Cyan, Magenta, Yello, Light Magenta, Light Cyan . Thường được dùng trên máy in Epson . Màu chuẩn, chịu được nhiệt độ tối đa 220 độ C

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

Các bước trong in offset


 In offset là một kỹ thuật in ấn trong đó, các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su (còn gọi là các tấm offset) trước rồi mới ép từ miếng cao su này lên giấy. Khi sử dụng với in thạch bản, kỹ thuật này tránh được việc làm nước bị dính lên giấy theo mực in.

in an, in offset, in an bao bi


Bước 1: Thiết kế chế bản:

Đầu tiên phải tạo ra đi tượng cần in ấn trên máy tính. Ví dụ ta định in một tờ rơi khổ A4 để quảng cáo cho một Công ty Bán máy tính, trước hết ta phải chuẩn bị các tư liệu liên quan tới việc quảng cáo đó: hình ảnh máy vi tính và các thiết bị, địa chỉ, số điện thoại...., sau đó đưa lên máy tinh để xử lý và sắp xếp cho hài hoà và ấn tượng với sự phối hợp cả tư duy, kinh nghiệm của người thiết kế và dựa trên ý muốn của khách hàng..., hoàn thành xong phần thiết kế chế bản là tới phần outfilm...

Bước 2: Output Film

Chế bản xong thì xuất để outfilm, đối với các tờ rơi có hình ảnh, Film sẽ được out thành bốn tấm đại diện cho bốn lớp mầu C (Cyan), M (Magenta), Y (Yellow), K (Black). Tới đây ta đề cập một chút về vấn đề mầu sắc trong in Opset:
Mầu trong In offset là hệ mầu CMYK, ta có thể hiểu khái quát rằng tất cả các mầu sắc đều có thể pha được từ 4 mầu CMYK này, ví dụ mầu đỏ cờ là sự kết hợp từ mầu Y (Yellow/vàng) và mầu M (Magenta/hồng); Hay mầu Xanh Blue (xanh tím) là sự kết hợp của hai mầu C (Cyan/xanh nhạt) và M (Magenta/hồng); Rồi còn các mầu được kết hợp từ 3 trong 4 mầu nói trên hay kết hợp của cả 4 mầu với nhiều thông số khác nhau sẽ đạt được nhiều kết quả mầu sắc khác nhau.
Output 4 tấm phim xong thì chuyển sang phơi bản kẽm

Bước 3: Phơi bản kẽm:

Khi đã có 4 tấm phim, người ta đem phơi từng tấm một lên bản kẽm (hiểu một cách đơn giản hơn là đem chụp hình ảnh của từng tấm phim lên từng tấm bản kẽm bằng máy phơi kẽm), đến đây ta đã có trong tay 4 bản kẽm đại diện cho 4 mầu C, M, Y, K để bước sang phần in.

Bước 4: In Opset:

Người ta sẽ tiến hành in từng mầu một, in mầu gì trước, mầu gì sau không quan trọng hoặc tùy vào kinh nghiệm của người thợ in. Đầu tiên, người ta sẽ lựa chọn một trong 4 kẽm mầu đó để lắp lên quả lô máy in Opset, ở phần vào mực của máy người ta cũng sẽ cho loại mực tương ứng (ví dụ bản kẽm mầu C (Cyan) thì người ta cũng cho mực C và tiến hành in, Quả lô quay qua tờ giấy sẽ đập phần tử in xuống tờ giấy in, sau khi chạy xong hết số lượng định in, người ta tháo kẽm ra, vệ sinh hết mực cũ, lắp kẽm mới vào, ví dụ mầu vừa in xong là mầu C (cyan) thì giờ sẽ lắp kẽm Y (Yellow) vào, phần vào mực sẽ cho mực Y (vàng), cho giấy đã in một mầu kia vào và lại tiếp tục quy trình cũ.... Cứ thế tuần tự cho đến khi hết cả bốn mầu, bốn mầu đó chồng lên nhau sẽ cho ra bản in cuối cùng.Trong quá trình in như vậy, với mỗi màu, người ta sẽ phải chạy thử khoảng 50 bản cho màu thật ổn định. Tổng cộng cả quá trình vào khoảng 200 bản chạy thử. Chính vì vậy, khi in offset, người ta phải tính dư giấy ra khoảng 200 tờ in (gọi là bù hao giấy)

Bước 5: Gia công sau in:
Cán láng: Cán láng là cán lớp màng mỏng lên bề mặt của tờ rơi sau khi in, cán láng sẽ tạo ra cho tờ rơi sự mịn của giấy khiến cho hình ảnh cũng trở nên đẹp hơn.
Có 2 kiểu cán láng: cán mờ và cán bóng: Cán mờ sẽ tạo ra bề mặt mịn và mềm còn Cán bóng sẽ cho bề mặt bóng hẳn lên.
Cán láng chỉ là một trang sức sau khi in, không bắt buộc, khách hàng có thể lựa chọn hoặc không là tuỳ.
Xén: Thông thường khi in người ta sẽ để tờ giấy to (phù hợp với khổ máy) để in; Sau khi in xong sẽ sử dụng máy xén để xén thành phẩm.

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

Bao bì là một công cụ truyền thông hữu hiệu ?

Với những chiến dịch được thực hiện bởi những chuyên gia giàu kinh nghiệm thường phải được trải qua những qui trình thử nghiệm và kiểm nghiệm, đồng thời được cố vấn bởi nhiều chuyên gia sản xuất và thiết kế. Những chiến dịch nghiên cứu thị trường nhằm giúp tối ưu hóa việc thiết kế và in ấn bao bì sản phẩm sau cùng trước khi đưa sản phẩm ra bán.


 Còn điều gì chưa đúng ở đây không? Tại sao những sản phẩm đã được nghiên cứu và kiểm nghiệm thực tế kỹ lưỡng lại ít mang lại một kết quả vượt trội?

Cách đây 50 năm, thị trường tiêu thụ hàng tiêu dùng còn mới mẻ và mở rộng. Nhưng đến năm 2005 thì chúng ta đang kinh doanh trong thế giới mà thị trường bị phân khúc, người tiêu dùng sành điệu hơn, hàng hóa bị bão hòa và đa chủng loại.

Trong khi chúng ta lẽ ra đã dẫn đầu với nhiều ưu thế của nhãn mác, bao bì “xem và cảm nhận” và cùng với kỹ thuật hơn 40 năm qua và nhiều mô hình trí tuệ tràn ngập thì một chiến lược thiết kế và in ấn bao bì sản phẩm thành công nên chủ động thay đổi như thế nào.

in bao bi, in an bao bi, in an, nhan mac, in nhan mac, lam nhan mac

Và bây giờ là lúc chúng ta nên nhìn lại vì một vài lý do như sau:

Bao bì là một loại hàng hóa

Bao bì chưa bao giờ được xem là một yếu tố quan trọng đóng góp cho thương hiệu. Đó là lý do ít khi thấy nhiều loại bao bì được cũng cố chức năng như một thương hiệu và như một loại hàng hóa.

Đây là 1 ví dụ: trong thực phẩm bao bì đã trở thành một phần “thiết bị nội thất” bắt buộc của loại thực phẩm đó. Tiếc rằng những bao bì đó đã và đang trở thành một thành phần thay thế nghèo nàn để nói về những mặt tốt của nhãn hiệu.

Tôi chắc rằng bây giờ hầu hết khách hàng đều biết cam, pháo nước hay một cốc sữa hình dạng như thế nào. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bàn cãi xung quanh vấn đề hình ảnh sản phẩm đang tồn tại như: “người tiêu dùng cần một tín hiệu thực của thực phẩm”.

Điều này sẽ sai khi bạn thấy rằng công ty Nudie có chiến lược sản xuất thực phẩm rất lớn nhưng không in bất cứ một hình trái cây nào trên bao bì. Vì Nudie biết rằng điều đó không làm cho khách hàng thích mua hàng của họ, vì thế nên họ đã thiết kế bao bì thể hiện nhiều điều khác lạ hơn. Trong khi đó thì phần lớn những công ty sản xuất nước ép trái cây vẫn sử dụng “phương pháp truyền thống” là nước ép táo thì nhãn phải có hình trái táo.

Điều này không chỉ đơn thuần là những bức ảnh về thực phẩm mà còn nhằm mục đích giúp người tiêu dùng quen với những hình ảnh đó và quen với thương hiệu của họ. Nhưng thật tiếc là những hình tượng đó làm cho sản phẩm của bạn bị đánh giá ngang hàng với các sản phẩm khác chứ không có gì khác biệt. Sự khác biệt ở đây là những gì bạn làm để thương hiệu của bạn có giá trị hơn so với những đối thủ cạnh tranh.


Bao bì là một công cụ truyền thông hữu hiệu

Lời nhận định này không hoàn toàn đúng mà cũng không hoàn toàn sai

Không nhiều người hiểu được sự khác biệt giữa việc xem bao bì như một công cụ xây dựng thương hiệu và bao bì như là một công cụ truyền thông. Nhưng việc phân biệt này là vô cùng quan trọng nếu bạn không muốn bao bì sản phẩm của mình trở thành một bản tin cho cộng đồng.

Mặt trước của quầy thức uống và ăn sáng Norganics Chunchola chứa đến 13 mẫu và Bathox chứa đến 9 mẫu tin nhỏ trình bày rất đẹp. Mặc dù nhiều thông tin được chuyển tải nhưng tôi không thấy chúng bị rối rắm vì các vế câu được đặt riêng lẻ và sắp xếp chúng theo thứ tự từng chủng loại. Trong khi thông thường thì càng nhiều thông tin thì càng làm cho khách hàng thờ ơ hơn chứ không phải làm cho họ mua hàng nhiều hơn.

Một minh chứng của điều này là bao bì của Coca Cola, Absolut và Tiffany. Bao bì của họ chỉ chứa tên thương hiệu là chính. Nhưng sự thành công của họ không hề suy giảm trên thị trường tiêu thụ rộng lớn. Coca-Cola, Absolute và Tiffany đã quyết định đánh vào thị trường tiêu thụ với những bao bì không bao giờ bị sai lỗi chính tả, vì thật đáng tiếc là rất nhiều thương hiệu vẫn vấp phải lỗi về câu chữ trên bao bì của họ.

Hiệu bánh Penguin và McVities Jaffa là 2 nhãn hiệu bánh snack rất thành công ở Anh mang đặc trưng riêng của công ty trên bao bì.

Có một lời tuyên bố tại hội nghị rằng: “bao bì phải thực tế” và “logo của công ty phải trình bày rõ ràng ở mặt trước của bao bì”. Nhìn mặt ngoài thì bao bì của Penguin có vẻ như không tuân theo những qui tắc đó. Thay vào đó, Penguin đã thực hiện những nguyên tắc cũ rích kia theo cách riêng của họ dựa trên những điểm mạnh mà họ đang có. Biểu tượng công ty thì không in ở mặt trước của bao bì, nhưng biểu tượng và phong cách chung của công ty được mô tả rộng hơn trên toàn bộ nhãn hiệu. Và thay vì làm cho bao bì trên mỗi sản phẩm nhìn giống nhau như chúng được sao chép ra hàng loạt thì họ lại in nhiều hình ảnh khác nhau trên những tấm nhãn khác nhau, nhưng chứa đựng hình ảnh toàn diện hơn về nhãn hiệu của công ty.

Đó là bí quyết và đặc trưng riêng của thương hiệu nhằm duy trì tính thực tế hơn là những hình ảnh. Từ ngữ trên nhãn hiệu của bánh McVities Jaffa không chỉ nhằm chuyển tải thông tin của nhãn hiệu mà còn nhằm cung cấp thêm những lợi ích tế nhị và đầy hứa hẹn mà sản phẩm cam kết mang lại. Mặc dù nó vi phạm nguyên tắc nhàm chán “mặt sau của bao bì”. Sau đây là một vài ví dụ:

Mặt sau của bao bì nhàm chán điển hình như:

Mỗi cái bánh chứa 46 gr calo
Sản xuất tại Anh
Chi tiết xin liên hệ ....

Mặt sau bao bì của bánh McVities jaffa
Mỗi bánh chứa 46 gr calo...Chúng tôi sẽ sớm có sản phẩm mới
Sản xuất tại Anh
Thông tin chi tiết xin liên hệ Jaffaholics Anonymous.
Nếu bạn gặp bất rắc rối nào xin gọi...

Lần sau cùng bạn sử dụng mặt sau của nhãn hiệu để gây cảm tình với người tiêu dùng là khi nào? Bánh Jaffa không chỉ là một nhãn hiệu có bao bì truyền tải nhiều thông tin nhất mà còn là một nhãn hiệu nổi tiếng nhất.

Thật tiếc vì câu chuyện về bánh Jaffa là một câu chuyện buồn và kết thúc không có hậu. McVities gần đây đã quyết định sử dụng lại những mẫu thiết kế bao bì kiểu truyền thống. Nếu vậy thì những mẫu bao bì đó có thất bại không? Hoàn toàn không. Nhãn hiệu đó đã thu được thành quả là tăng 14% doanh số bán. Bạn có tin không rằng bao bì đã làm nên một kỳ tích cho ban quản lý của McVities! có lẽ chiến lược bao bì sản phẩm không thật sự chỉ nhắm đến một việc là đạt kết quả kinh doanh.

Nó đơn thuần chỉ là bao bì để gói sản phẩm

Không phải thế! Bao bì là một kênh truyền thông quí báu.

Quảng cáo là việc quảng bá mà bạn thuê mướn còn bao bì là việc quảng bá mà bạn sẵn có. Thật tiếc khi bao bì rất ít khi được nhìn nhận đúng theo góc độ này. Nhưng có một số bao bì của một số sản phẩm tận dụng được cơ hội vàng để gây ấn tượng trực tiếp vào “con mắt của khách hàng”.

FedEX hiểu được rằng bao bì không đơn thuần chỉ để bảo vệ cho việc vận chuyển hàng một cách an toàn. Họ đóng gói hơn 3.3 triệu gói hàng mỗi ngày. Mỗi gói hàng phải truyền qua tay khoảng 3 khách hàng. Vậy thì công việc đóng gói này sẽ gây ấn tượng cho 9.9 triệu khách hàng mỗi ngày... hoặc 3.6 tỉ khách hàng hằng năm. (Đó là sự qui đổi của việc mua 28 phút 30 giây điểm tin truyền hình trong suốt giải đấu bóng đá của Mỹ.)

Qua việc đóng gói, mục tiêu của FedEX là gây được ấn tượng cho 3.6 tỉ khách hàng mỗi năm. Thử tính một bài toán tương tự đối với việc đóng gói bao bì của bạn xem. Bạn đã bỏ qua bao nhiêu cơ hội để gây ấn tượng đối với khách hàng trong năm qua?

Tóm lại

Nếu bạn không xem xét về những trục trặc có thể xảy ra đối với chiến lược quảng bá của công ty bạn thì chiến lược bao bì sản phẩm sắp tới sẽ tác động rất thiết thực vào thị trường. Những chiến lược bao bì lớn sẽ tốn rầt nhiều tiền, thời gian và công sức. Và nếu chiến lược đó đi sai hướng thì sẽ còn hao tốn nhiều hơn. Nhưng sẽ hao tốn chi phí nhiều nhất nếu đối thủ cạnh tranh của bạn tung ra thị trường một giải pháp đóng gói bao bì mà bạn chưa bao giờ tưởng tượng ra… và chiến lược bao bì đó đã thuyết phục được khách hàng mua sản phẩm của họ nhiều hơn của công ty bạn.

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Phối màu trong thiết kế bao bì, nhãn mác

Tạo sự thu hút, chú ý khách hàng bởi màu sắc của bao bì, nhãn mác luôn là câu hỏi đặt ra hàng đầu cho bất kỳ một người họa sỹ thiết kế đồ họa nào. Làm thế nào để sản phẩm trông thật đẹp, thật bắt mắt để sản phẩm đó không bị các sản phẩm khác “che khuất”? Bởi yếu tố ban đầu thu hút sự chú ý của khách hàng không phải là chất lượng mà chính là bao bì, nhãn mác của sản phẩm. Màu sắc của sản phẩm bao bì, nhãn mác sẽ phần nào quyết định sự thành công của sản phẩm trên thương trường.

Để thiết kế được một bao bì, nhãn mác đẹp đẹp đòi hỏi người hoạ sỹ phải có sự hiểu biết thấu đáo về màu sắc. Mỗi một lĩnh vực đều có những màu sắc để biểu hiện riêng.

in bao bi, in nhan mac, lam nhan mac

- Trong thiết kế bao bì, nhãn mác cho sản phẩm phục vụ ăn uống, thì màu sắc trông phải thật ngon lành hấp dẫn. Chính vì vậy việc sử dụng màu sắc mô phỏng từ tự nhiên sẽ gợi sự tưởng tượng từ phía người sử dụng, bởi tông màu này kích thích thị giác tạo cảm giác hấp dẫn, ngon miệng.

- Trong thiết kế bao bì cho những sản phẩm ngành y tế sự đơn giản về màu sắc sẽ là yếu tố được chú trọng. Các tông màu hay được sử dụng như: xanh, lơ, đỏ, vàng… sẽ tạo một cảm giác an toàn, tin cậy. Tránh sử dụng nhiều màu lòe loẹt, rực rỡ, tạo sự tương phản mạnh.

- Sản phẩm cho ngành thể thao thì ngược lại. Những màu thường được sử dụng như: tím, vàng, đỏ, đen, xanh… nhiều khi là những màu đối lập, rực rỡ, tạo sự tương phản mạnh mẽ. Những màu trên như khẳng định sự tự tin, mạnh mẽ, táo bạo những tính chất được coi trọng hàng đầu trong thi đấu.

- Sự quyến rũ, lôi cuốn là yếu tố hàng đầu được đạt ra cho sản phẩm của mỹ phẩm. Chính vì vậy tông màu được sử dụng thường là những màu nhẹ như: các tông màu tím, hồng… Những sắc màu này thưòng gợi sự uyển chuyển, nhẹ nhàng, sang trọng và quyến rũ.

Sản phẩm của mỗi ngành nghề đều mang những sắc thái khác nhau. Sự biểu cảm của mỗi ngành nghề phải dựa vào những hiểu biết, sự cảm nhận, óc sáng tạo của người họa sỹ.

Màu sắc trong bao bì nhãn mác không chỉ làm cho sản phẩm nổi bật, thu hút sự chú ý của mọi người mà nó còn có nhiệm vụ kết nối các mặt với nhau (đối với sản phẩm đồ hộp) tạo nên một bố cục chặt chẽ, vững chắc cho sản phẩm. Trên bề mặt sản phẩm bao bì nhãn mác có rất nhiều lượng thông tin mà nhà sản xuất cung cấp cho người tiêu dùng như: thành phần, khối lượng, ngày sản xuất, địa chỉ… tất cả đều rời rạc nhưng không thể thiếu đối với một sản phẩm. Vậy nhiệm vụ của người họa sỹ là làm thế nào để liên kết những thông tin đó thành một thể thống nhất giữa các mặt tạo một bố cục hài hoà, hợp lý cho sản phẩm.
Màu sắc bao bì nhãn mác phải nêu bật nội dung bên trong của sản phẩm. Bao bì là phần vỏ bọc bên ngoài có nhiệm vụ bảo vệ sản phẩm khỏi tác động từ môi trường bên ngoài, tiện dụng trong việc vận chuyển. Chính vì vậy sản phẩm bên trong bị che khuất, người tiêu dùng không thể hình dung được hình dáng, màu sắc của sản phẩm. Vì thế bao bì có nhiệm vụ miêu tả cho khách hàng nội dung sản phẩm bên trong. Có thể bằng nhiều cách miêu tả:

- Dùng hình ảnh miêu tả. Biện pháp này đạt được hiệu quả rõ ràng chính xác nhất như vỏ hộp chè thì chụp hình cây chè, vỏ đèn chụp cây đèn… Phương pháp này tạo nên hiệu quả thẩm mỹ thấp, nó chỉ như một dạng mô phỏng một cách cứng nhắc không gây được ấn tượng mạnh.

- Dùng màu sắc biểu cảm nội dung bên trong kết hợp với những hình ảnh đặc sắc. Người hoạ sỹ thường mô phỏng theo màu sắc của sản phẩm, gợi cảm giác nói lên tính chất của sản phẩm.

Phương pháp này thường được sử dụng trong bao bì thực phẩm đồ ăn, uống, Thời trang. Nó tạo nên hiệu quả thẩm mỹ cao bởi sự chủ động màu sắc cũng như ý đồ của người họa sỹ. Để mô tả đồ uống từ hoa quả được làm từ trái cây như: dâu, cam, táo… việc sử dụng những màu hồng, cam, xanh… sẽ đựơc người sử dụng hình dung tưởng tượng đến mùi vị thơm ngon của hoa quả, bởi những màu như vậy đã được điển hình hoá, cô đọng mà xúc tích.

Màu nâu đen trong sản phẩm cacao đã đưa đến cho người dùng một cảm giác ngọt ngào mà quyến rũ. Màu sắc này đã trở thành một biểu tưọng về màu sắc cho những sản phẩm chocolate. Sự biểu cảm của ngôn ngữ màu sắc là rất lớn. Qua người hoạ sỹ thiết kế, ngôn ngữ của màu sắc càng trở nên phong phú, sinh động, gây ấn tượng hơn bao giờ hết, sự biến diện của ngôn ngữ màu sắc càng trở nên linh hoạt, kỳ ảo hơn.

Trong thiết kế sản phẩm đồ hộp, nhiều khi để khoe, để lộ những sản phẩm bên trong thì việc tạo ra một khoảng “trống” cũng là một cách. Phương pháp này sử dụng trong những trường hợp những sản phẩm bên trong có màu sắc đẹp hấp dẫn. Ví dụ ở trong hộp chì màu, hộp màu nước, để lộ những màu sắc của chúng qua một lần chất liệu trong suốt sẽ trở nên vô cùng hấp dẫn .

Các sản phẩm như: đồng hồ, mỹ phẩm … cũng hay được sử dụng phương pháp này bởi sự kết hợp màu sắc thật của sản phẩm cùng sắc màu của bao bì sẽ tạo ra một sự mới lạ. Màu sắc trong thiết kế hiện đại bây giờ cũng rất hiện đại. Nhiều sản phẩm có màu của các vật liệu cao cấp vũ trụ hoặc các chất liệu có khuynh hướng tạo ra các vỏ bọc trong suốt ( như vỏ đồng hồ Swatch) được pha bằng những màu xanh của gam lạnh tạo cảm giác bay bổng, sang trọng và tươi tắn giúp tôn cao giá trị của sản phẩm.

Bao bì chứa các sản phẩm công nghiệp như: ti vi, tủ lạnh, máy tính, viêc sử dụng những mảnh màu đơn giản: ghi, xanh, đen, đỏ…sẽ mang lại cho những sản phẩm này một sự rõ ràng mạch lạc. Đặc điểm sản phẩm nay thường lớn , vỏ hộp phải cấu tạo vững chắc ,việc sử dụng những tông màu ghi, kết hợp với màu của bao bì sẽ thuận lợi trong quá trình in ấn và gia công sản phẩm đồng thời cũng tạo cho sản phẩm không bị nặng nề bởi màu sắc choáng ngợp rực rỡ.

Thiết kế bao bì sản phẩm mang đậm màu sắc của từng vùng từng miền của sản phẩm:
Trong quá trình giao lưu hợp tác buôn bán, sản phẩm của nhiều nứơc đã tràn ngập trong thị trường nứơc ta. Có nhiều thiết kế bao bì nhãn mác đã biểu đạt được xuât xứ của chúng mà không cần nhìn tới dòng chữ “made in” bởi chính những tín hiệu và màu sắc của chúng. Các sản phẩm thiết kế theo phong cách này thường khó thể hiện, không nhiều nhưng lôi cuốn được người sử dụng.

Chính vì vậy việc kết hợp phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong những sản phẩm đồ họa quảng cáo là điều cần thiết cho nhà thiết kế. Thiết kế ra những bao bì nhãn mác mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc luôn là điều mong đợi của người sử dụng. Bởi bao bì nhãn mác không chỉ còn là bao bì đựng, mà nó là một sản phẩm văn hoá mang đặc trưng ngôn ngữ của những vùng, miền sản xuất ra nó.

Xây dựng biểu tượng màu sắc trong thiết kế sản phẩm:

Cùng với cuộc sông hiện đại, nhu cầu thẩm mỹ của công chúng ngày càng được nâng cao. Để đáp ứng thị hiếu thẫm mỹ đó, việc thay đổi bao bì nhãn mác sao cho đẹp là điều cần thiết, là quy luật tất yếu của sản xuất hàng hoá. Việc xây dựng những biểu tượng màu sắc trong thiết kế sản phẩm không nằm trong quy luật chung đó.
Bao bì sản phẩm bột ngọt Ajinomoto hay “chỉ có hiệu tô đỏ” đó là biểu tượng màu sắc mà Ajinomoto xây dựng. Màu sắc đó không hề thay đổi theo thời gian, sắc đỏ thể hiện sự vững bền của công ty và của sản phẩm. Đó là vẻ đẹp không thay đổi, nó ăn sâu vào tâm trí của những thế hệ tiếp theo, từng bước nhịp nhàng cùng con người bước vào kỷ nguyên mới.

Từ đó nhà sản xuất như muốn nói chất lượng của sản phẩm thật tuyệt vời, nó sẽ tồn tại với thời gian. Tùy từng tiêu chí đưa ra của nhà sản xuất mà màu sắc trong sản phẩm có sự thay đổi. Ta có thể bắt gặp trên thị trường những biểu tượng màu như trên: đó là biểu nhãn vàng của chè Lipton, màu đỏ của Coca Cola…

Xây dựng biểu tượng màu sắc là một hình thức quảng cáo hữu hiệu nhất cho mỗi một sản phẩm. Đó là hình thức không mấy dễ dàng cho nhà sản xuất bởi rất nhiều yếu tố tác động. Cùng với thời gian, sản phẩm phải được người tiêu dùng chấp nhận, nên khi chọn màu biểu tượng đòi hỏi người họa sỹ phải có tầm nhìn sao cho màu sắc đó luôn mới mẻ, hiện đại trong con mắt của người tiêu dùng.

Màu sắc bao bì, nhãn mác trong lễ hội:
Lễ tết luôn là những ngày được con người coi trọng bởi nó gắn liền với truyền thống văn hoá, tín ngưỡng của mỗi dân tộc. Đây là những dịp tốt nhất để các nhà sản xuất quảng bá tiêu thụ sản phẩm của mình cho người tiêu dùng. Vì vậy bao bì, nhãn mác phục vụ cho lễ tết của sản phẩm có sự thay đổi.

Trong không khí tưng bừng của lễ hội, đèn hoa rực rỡ sự góp mặt của những màu sắc rực rỡ của những sản phẩm tiêu dùng luôn thu hút được người tiêu dùng. Tìm hiểu được đặc trưng văn hoá truyền thống của từng dân tộc để đưa ra những màu sắc thích ợp trong ngày lễ tết đòi hỏi người họa sỹ thiết kế sự hiểu biết sâu sắc về màu sắc và tâm lý người tiêu dùng.

Ở Việt Nam trong ngày tết cổ truyền thì màu đỏ là gam màu chủ đạo được mọi người ưa thích bởi màu đỏ là màu của vui vẻ, đầm ấm, may mắn, hạnh phúc… Bên cạnh cành đào truyền thống là cành mai với sắc vàng rực rỡ sẽ đem lại cho con người nhiều tài lộc thịnh vượng. Vì vậy sản phẩm phải mang màu sắc sinh động, tươi vui. Các màu đỏ, vàng được sử dụng một cách rộng rãi.

Các Sản Phẩm Quảng cáo cho Sản Phẩm Chính Đi kèm trong một chiến dịch quảng cáo bao gồm Brochure, Poster, Sticker, Fly.... Luôn có sự thống nhất và đòi hỏi người họa sĩ thiết kế phải thấu hiểu và nắm bắt được tất cả những yếu tố trên, mới mang lại thành công cho Sản phẩm, cũng như một thương hiệu.