Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

Cách sử dụng danh thiếp của người nhật


Tấm danh thiếp (name card hay card visit) đã trở nên quen thuộc của các doanh nhân, danh thiếp luôn mở đầu các cuộc giao dịch kinh doanh. Tuy nhiên, tại mỗi nơi, văn hoá sử dụng danh thiếp lại có những cách thức khác nhau. Và có lẽ không nơi nào tấm danh thiếp lại được coi trọng như tại Nhật Bản.

Các doanh nhân Nhật Bản luôn được mệnh danh là những người rất tiết kiệm, tính toán trong chi tiêu nhưng lại rất hào phóng khi sử dụng danh thiếp của mình. Theo một thống kê mới nhất của tờ Nihon Kaizai Nhật bản, trung bình tại Nhật Bản một doanh nhân sử dụng khoảng 20 tấm danh thiếp/ngày, đồng thời người Nhật Bản trao tay nhau khoảng 45 triệu danh thiếp/ngày. Những con số trên chứng tỏ Nhật Bản là một trong những quốc gia sử dụng nhiều danh thiếp nhất thế giới trong kinh doanh.

Hiện nay, rất nhiều công ty, nhiều doanh nhân muốn hợp tác làm ăn với doanh nhân Nhật Bản. Nhưng đa phần trong số họ không hiểu hết văn hoá danh thiếp của Nhật Bản, dẫn đến tình trạng đôi khi làm mất lòng các đối tác Nhật Bản.

danh thiep, card visit, name card, in danh thiep, in name card, in card visit

1/ Hãy chú ý đến “chế độ đẳng cấp” khi trao đổi danh thiếp
Nền kinh tế Nhật Bản cũng như người dân Nhật Bản rất nhạy cảm về chế độ đẳng cấp. Trước mỗi cuộc giao dịch kinh doanh, khi trao đổi danh thiếp  người Nhật phải xác định được hàm và chức vị cao nhất của đối tác. Điều này là rất quan trọng khi áp dụng lễ nghi, quyết định sự thành bại trong giao tiếp hay trong các cuộc giao dịch kinh doanh. Các đàm phán thảo luận sẽ cởi mở hơn nếu địa vị ngang hàng thì hay người giao dịch bình đẳng, dễ ăn dễ nói.

2/ Người Nhật quen xưng hô theo danh vị cao nhất của đối tác ghi trong danh thiếp.
Khi hợp tác với doanh nhân Nhật hãy theo thói quen này mà xưng hô với họ. Chẳng hạn như giám đốc thì thường gọi là “giám đốc” chứ không xưng hô theo kiểu “ông” hay “anh”.

3/ Người Nhật có biểu hiện rõ rệt trên nét mặt khi trao đổi danh thiếp
Đây là cơ sở để các doanh nhân nước ngoài nắm bắt được chức vị hay vị trí của doanh nhân Nhật Bản. Điều đáng chú ý là động tác và biểu hiện trên nét mặt khi trao đổi danh thiếp cũng có thể đoán ra chức vị cao thấp của đôi bên. Thông thường, động tác khom lưng nhiều, nét mặt khiêm tốn, chân thành thì chức vụ của người trao danh thiếp thấp. Khom lưng càng ít, vẻ mặt tự tin lớn thì chức cụ càng cao.

4/ Đừng tùy tiện sử dụng danh thiếp khi làm ăn với người Nhật
Doanh nhân Nhật không có thói quen tuỳ tiện trao đổi danh thiếp. Trong các trường hợp giao dịch kinh doanh, đàm phán hợp đồng thì nếu một người có địa vị thấp nếu không được người khác dẫn dắt hoặc không vì lý do đặc biệt cần thiết thì không đủ tư cách trao đổi danh thiếp với người có địa vị cao hơn. Vấn đề này xuất phát từ truyền thống văn hoá “đẳng cấp” của người Nhật Bản. Trong kinh doanh, khi bạn muốn hẹn đàm phán giao dịch với một đối tác Nhật Bản thì bạn nên dựa vào chức vụ của mình để hẹn đúng người có chức vụ tương xứng với bạn. Còn nếu bạn muốn hẹn một người có chức vụ cao hơn thì tốt nhất là nên có uỷ quyền của cấp trên tương xứng.

5/ Gọi tên chính xác đối tác Nhật Bản được ghi trong danh thiếp

Xuất phát từ truyền thống lịch sử văn hoá lâu đời của mình, người Nhật dựa vào danh thiếp để gọi chính xác và đúng tên người giao dịch bởi vì họ tên người Nhật rất phức tạp. Có thể nói, Nhật Bản là nước có nhiều họ nhất trên thế giới, có đến 370.000 họ trong khi tiếng Nhật chỉ có 50 âm cơ bản, khiến khi nói chuyện dễ gặp các từ đồng âm khác nghĩa. Ví dụ: Sasaki có thể đại diện cho 9 họ; Goto đại diện cho 11 họ; Koji đại diện 12 họ,…

6/ Hãy sử dụng tấm danh thiếp trang nhã, lịch sự
Người Nhật còn có thói quen in danh thiếp một cách trang nhã, dễ đọc theo một quy tắc nhất định, Chức vụ thường được in đậm nổi bật nhất, thường chỉ ghi chức vụ cao nhất để khỏi làm nhiễu trí nhớ của người muốn giao dịch. Nếu danh thiếp của bạn có sự khác biệt về hình thức với người Nhật Bản thì tốt nhất nếu có quyết định làm ăn với người Nhật thì bạn nên chuẩn bị cho mình một hộp danh thiếp lịch sự, gây ấn tượng với người Nhật, điều này là rất quan trọng trong việc lấy cảm tình đầu tiên của người Nhật.

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

Ghi cái gì trên danh thiếp ?


Card visit (name card hay danh thiếp) luôn luôn mang thông tin kinh doanh nhỏ nhưng hữu ích về một công ty hoặc cá nhân bạn. Phần lớn danh thiếp thương mại ít nhất phải có tên cá nhân hoặc công ty, nhưng bạn có thể sử dụng những yếu tố khác để tạo nên một danh thiếp kinh doanh tốt

+ Tên khi in danh thiếp

Tên cá nhân hoặc công ty trên danh thiếp phải là yếu tố nổi bật nhất

+ Tên thương mại công ty trên danh thiếp
Danhthiếp thương mại luôn có tên công ty hoặc tên tổ chức, nó cũng phải là phần nổi bật trên danh thiếp, và sẽ được dễ dàng nhận biết với hình ảnh logo tạo điểm nhấn (về kích thước hoặc vị trí trên danh thiếp, cung cấp thông tin cho người nhận

+ Địa chỉ trên danh thiếp
Địa chỉ liên hệ trên danh thiếp hoặc địa chỉ thư điện tử là 1 phần không thể thiếu của danh thiếp.

+ Số điện thoại liên lạc
Số điện thoại liên lạc phone, fax, voice, di động, bạn có thể bỏ bất cử phần nào cảm thấy không phù hợp cho việc liên lạc. Đừng quên đánh mã số liên lạc quốc gia, mã vùng. Sử dụng các dấu gạch, khoảng trắng hoặc các ký tự đặc biệt khác, Trình bày một cách nhất quán trong thiết kế phần số điện thoại này trên danh thiếp.

+ Địa chỉ thư điện tử trên card visit
Là một yếu tố quan trong trong kinh doanh thương mại điện tử, nhưng với những tổ chức thương mại lớn có thể bỏ mẫu này trong dòng liên lạc trừ phi nó có ích trong công việc của bạn.

+ Địa chỉ websites trên danh thiếp
Có thể thể hiện tiền tố  http://  trên URL. Giống như thư điện tử đây cũng là phần rất quan trọng

+ Chức danh cá nhân
Phần này không nhất thiết, một và doanh nghiệp có thể đưa phần này vào, nó thể hiện quy mô của doanh nghiệp.

+ Ghi chú về ngành nghề kinh doanh
Chuyển tải thông tin lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, chúng ta có thể có được lợi ích khi chuyển tải được thông tin này, với những dòng thông tin ngắn, cô đọng về lĩnh vực kinh doanh

+ Biểu tượng logo trên danh thiếp
Logo nên sử dụng đồng nhất trên danh thiếp thương mại, nó trợ giúp cho công tác nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp

+ Hình ảnh đồ họa trên danh thiếp
Những công ty nhỏ không có logo có thể chọn những hỉnh ảnh hoặc minh họac giúp mô tả lĩnh vực họat động của công ty, những hình ảnh nhỏ đặt vào trong danh thiếp có thể rất hữu ích cho công việc kinh doanh

+ Danh mục sản phẩm dịch vụ
Với danh thiếp 2 mặt ta có thể tận dụng mặt 2 để giới thiệu sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp trên danh thiếp

Dưới đây là 1 số mẫu danh thiếp đẹp mà Apsara

in danh thiep, in name card, in card visit, mau card visit dep, mau name card dep, mau danh thiep depin danh thiep, in name card, in card visit, mau card visit dep, mau name card dep, mau danh thiep dep
in danh thiep, in name card, in card visit, mau card visit dep, mau name card dep, mau danh thiep depin danh thiep, in name card, in card visit, mau card visit dep, mau name card dep, mau danh thiep dep


Nếu các bạn có nhu cầu về in card visit hãy liên hệ với Apsara.
Rất vui khi phục vụ Quý khách.

APSARA VIỆT NAM

Địa chỉ: 127 Nguyễn Phúc Chu, P.15, Q.Tân Bình, Tp.HCM
Điện thoại: (08) 35026491 – (08) 38152085
Di động: 090 333 2050
Fax: (08) 38156082
Email: apsara_vina@yahoo.com.vn

Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

Những yếu tố cần có trên danh thiếp

Danh thiếp (name card hay card visit) là là ấn phẩm dùng để thể hiện những thông tin liên quan về bản thân của người sở hửu như: nghề nghiệp, chức vụ, thông tin liên lạc, tên, … Ngoài ra, card visit đẹp còn thể hiện được phong cách chuyên nghiệp và sáng tạo để thu hút được cái nhìn đầu tiên của mọi người. 

Vì vậy mọi chi tiết từ vật liệu giấy đến màu sắc phải phù hợp cần được suy nghĩ tính toán cụ thể. Rất nhiều mẫu có sẵn trên internet có thể giúp bạn điều này. Dưới đây là bộ sưu tậm mẫu card visit đẹp với rất nhiều thiết kế mẫu mã độc đáo & sáng tạo, điều này có thể giúp bạn có một cái nhìn và cảm nhận khác nhau trong quá trình tìm một mẫu card visit phù hợp với mình.



Dưới đây là 9 yếu tố để cho card visit của bạn được chuyên nghiệp và thu hút hơn 

1. Sử dụng cả hai mặt khi in card visit - bạn sẽ tăng gấp đôi cơ hội để quảng cáo với khách hàng mà chỉ mất thêm rất ít tiền. Hãy ghi trên mặt sau cardvisit 

* Danh sách các dịch vụ của bạn 

* Những lời bình luận tốt của khách hàng về bạn 

* Một cái gì đó hữu ích - như lịch hoặc thông tin gì đó 

* Tiểu sử của bạn 

2. Thông tin: Hãy chắc chắn rằng danh thiếp nói điều gì đó về bạn. Có rất nhiều cardvisit rất tồi, vì sao bởi vì một vài người bắt đầu khởi sự kinh doanh và việc có 1 danh thiếp là 1 công việc gạch đầu dòng của họ trong danh sách công việc bắt đầu. Nhưng đừng nên làm như vậy, nên suy nghĩ khi đặt cái gì vào đó. Hãy làm cho nó trở nên, sáng tạo, đồng nhất, và thể hiện sự chuyên nghiệp trong công việc kinh doanh của bạn 

3. Đơn giản Làm cho các thông tin quan trọng dễ dàng nhìn thấy. Đừng để số điện thoại khó nhìn, hãy làm cho nó nổi bật. 

4.Đánh giá: Điều này nghe như có vẻ bình thường, bạn hãy lấy thử vài chiếc danh thiếp ở các cửa hàng và xem người ta thường ghi thông tin gì trên đó và bạn có thể thể hiện 

- Tên cửa hàng của bạn 

- Các chi nhánh 

- Hình ảnh 

- Thông tin doanh nghiệp 

5. Nhấn mạnh những lợi ích của việc kinh doanh trong danh thiếp . Cho dù đó là trong một dòng tag theo tên doanh nghiệp của bạn hoặc trong một danh sách, chắc chắn rằng bạn nói với khách hàng tiềm năng những gì họ sẽ nhận được từ hoạt động danh thiếp kinh doanh với bạn. 

* Tính năng = phẩm chất của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn 

* Lợi ích = những gì các tính năng đó có nghĩa là khách hàng của bạn 

6. Hãy ghi đầy đủ thông tin liên lạc trong danh thiếp 

7. Khẩu hiệu của cty bạn và bạn nên phóng nó to lên trên danh thiếp của bạn. Đó là những gì làm cho bạn & đối thủ cạnh tranh khác nhau. Cho dù đó là giá cả, sản phẩm, vị trí, tính cách của bạn, hay cái gì khác, cần có một cái gì đó thật sự khác biệt mà làm cho bạn nổi bật. 

8. Logo trên danh thiếp. Tất cả các hệ thống tài liệu doanh nghiệp của bạn nên thiết lập một hình ảnh đồng nhất để dễ nhận dạng thương hiệu cho doanh nghiệp, do đó hãy chắc chắn rằng danh thiếp của bạn phù hợp với sự đồng nhất của hệ thống nhận dạng thương hiệu của công ty. Với một hình ảnh công ty đồng nhất làm cho danh thiếp dễ dàng hơn để tạo ấn tượng. 

9. Làm điều gì đó khác biệt . Sử dụng một danh thiếp có hình ảnh. Hoặc một card điện thoại. Hoặc một danh thiếp có hình dạng như một chiếc bút chì hoặc chìa khóa một hoặc một máy tính bỏ túi, cái này hay gọi là tạo hình dáng cho danh thiếp . Bạn muốn mọi người chú ý và nhớ đến bạn. Hãy thử một cái gì đó mới! 

10. Hãy gửi cardvisit cho mọi người! Hãy thử điều này hãy gửi cho - giao dịch viên, thủ quỹ, các máy chủ. Bạn sẽ ngạc nhiên xem bao nhiêu người có thể nhận được! . Để lại chúng trên các bảng thông báo ở quán cà phê và giặt tự động. Để chúng ở khắp mọi nơi!

Thứ Tư, 6 tháng 3, 2013

Cách chọn mực cho máy in phun màu


Hiện tại thị trường đang có rất nhiều loại mực dùng trong in ấn và mỗi loại mực sẽ phù hợp với từng dòng máy máy in và loại giấy khác nhau. Với bài viết sưu tầm này Apsara mong muốn các bạn hiểu thêm về những dòng mực dùng trong in ấn phù hợp với máy in phun.

in an, in

MỰC PIGMENT IN GIẤY COUCHE

Mực Pigment 6 màu thuộc dòng mực mới nhất in ấn được trên nhiều loại chất liệu giấy , đặt biệt là giấy láng couché ( loại giấy dùng trong công nghiệp in offset ) làm hạ giá thành sản phẩm 90% so với mực chính hảng. Thuộc tính ưu điểm của dòng mực này là bền màu , không lem khi gặp nước , màu sắc đẹp rực rỡ , dễ sử dụng không cần phải sấy nhiệt khi in cũng như phải dùng các phần mềm quản lý màu đặt biệt như các loại mực in tương thích khác .

Tương thích với môi trường không hại đầu phun, độ ổn định cao , tính chất gần giống và thậm chí có phần ưu việt hơn mực in chính hảng ( vì cho đến nay năm 2009 mực chính hảng trên các máy in phun pro Epson như 9880 vẩn chưa in được trên giấy láng couche kể và dùng phần mềm RIP để điều tiết lượng mực in )

Mực Dye

Mực dye là loại mực căn bản, giá phí chế tạo rẻ mà lại cho phổ màu vô cùng rộng. Các vật liệu in sử dụng được với loại mực này cũng không đắt tiền và rất dễ tìm ngoài thị trường. Đây là loại mực được nhiều hãng sữ dụng, đôi khi là loại mực chính yếu và duy nhất cho mọi dòng sản phẩm. Riêng EPSON chỉ sử dụng loại mực dye này cho dòng máy cấp thấp, dành cho người mới sử dụng tại gia.

Nhược điểm quan trọng của loại mực dye là tính bền màu kém. Bản in bằng mực dye dễ bị lem trong nước, phai màu trong không khí hoặc bởi ánh sáng mặt trời.

EPSON khắc phục một phần các nhược điểm trên và cung cấp loại mực này với giá rẻ để phục vụ các nhu cầu in không đòi hỏi khắt khe.

Máy in sử dụng: EPSON Stylus C43 / C45, EPSON Stylus CX1500

Mực DURABrite

Đây là loại mực đặc biệt được chế tạo từ loại mực pigment, vốn kén vật liệu in, kém chịu đựng trong môi trường ẩm ướt và chóng phai màu bởi ozon trong không khí. Mực DURABrite không những cho ra các bản in bền màu, rõ nét trên nhiều loại vật liệu in khác nhau mà còn đem lại những màu sắc phong phú với các chi tiết sáng hoặc mờ đều đẹp hơn. Các bản in trên giấy cực mỏng cũng như các loại giấy in báo, giấy có hoặc không có tráng phủ đều có chất lượng tương đương như in bằng máy laser. Với giấy tái chế, loại mực này cũng cho chất lượng cao tương tự.

Mực DURABrite có ­bốn loại chứa trong các hộp mực đơn, với dung tích lớn, giúp người dùng tiết kiệm chi phí và rất lý tưởng cho việc in ấn với khối lượng lớn ở văn phòng, chẳng hạn như in tài liệu ra nhiều bản với các mảng màu lớn. Dung tích lớn hạn chế tối đa việc thay ống mực thường xuyên, giúp tiết kiệm thời giờ và tiền bạc.

Không giống như các bản in bằng loại mực nhuộm truyền thống, các bản in trắng đen và màu với mực DURABrite có thể ngâm nước mà không bị mất màu. Với thuộc tính này, các doanh nghiệp nhỏ hay người dùng cao cấp có thể yên tâm với các bản in cần lưu giữ lâu như tập giới thiệu, thư mời, tờ bướm và các bản danh mục. Mực DURABrite bảo vệ các bản in khỏi các tác nhân như nước mưa, nước cà phê, hoặc mồ hôi tay.

Mực DURABrite có độ chịu sáng lên đến 80 năm khi in trên giấy in chuyên dụng và 70 năm trên giấy in thường, cho phép sử dụng các bản in trong môi trường có độ sáng cao như ánh sáng mặt trời mà không sợ mất màu. Không như các loại mực in pigment, mực DURABrite khô nhanh, giúp giảm khả năng thấm sang mặt sau giấy vì mực “cố định” ngay trên bề mặt giấy, rất lý tưởng cho việc in hai mặt. Điều này giúp tạo ra các hạt mực có kích thước nhỏ hơn so với loại mực nhuộm và mực pigment in không bị rời rạc nhiều nên các chi tiết ảnh có độ sắc nét cao.

Những Lợi Điểm Chính Yếu Của Mực DuraBrite: Chất lượng in cao cấp ngay trên cả giấy thường

Bản in có độ bền cao (không thấm nước và chịu sáng đến 70 năm khi được in trên giấy thường)

Giá bán thấp với các ống mực rời

Tương thích với các vật liệu in khác nhau

Khô nhanh

Máy in sử dụng: EPSON Stylus C63 / C65 / C83 / C85, EPSON Stylus CX1500, CX3500, CX5300

Mực UltraChrome

Đây là loại mực pigment 7 màu đoạt giải thưởng của EPSON, bổ sung thêm màu đen photo hoặc đen matte và đen nhạt - bổ sung sắc độ xám. Kết quả là thể hiện được màu sắc sâu nhất khi in khổ lớn, gồm cả các gam màu đỏ, màu cam, và màu vàng rực rỡ. "Màu đen" phụ trợ để xử lý màu xám trung tính tốt hơn giúp tăng cường độ xám và in các ảnh trắng đen tuyệt vời.

Mực UltraChrome có thể in trên nhiều loại chất liệu với khả năng chống nước cao, độ bền tới 75* năm (trong khung kính, áp dụng các điều kiện theo thử nghiệm), và độ bền màu tốt hơn so với mực in ảnh nhuộm thông thường. Điều đó làm cho nó trở thành một giải pháp lý tưởng cho các ứng dụng chế bản, thiết kế đồ họa, nhiếp ảnh chuyên nghiệp và lưu trữ ngoài. Trình điều khiển máy in được các bộ điều phối màu tích hợp hỗ trợ, đem lại chất lượng tốt nhất trên các chất liệu của EPSON.

Mực UltraChrome được sử dụng với đầu in vi áp điện phun ra hạt mực chỉ 3,5 pico lít ở độ phân giải tới 2880 x 1440 dpi, đem đến khả năng thể hiện màu sống động và chi tiết sắc nét. Những hạt mực này có kích thước tương ứng hạt mực nhuộm thông thường 2 pico lít. Độ kết dính cao hơn của mực pigment tạo ra các điểm mực tròn gần như hoàn hảo, nguyên vẹn, không bị nhòe trên bề mặt giấy in, tương đương với tạo ra điểm mực 2 pico lít “ảo”.

Chỉ khai thác các ưu điểm của loại mực pigment, mực UltraChrome cho ra phổ màu rộng, kháng nước, ánh sáng và ozone trong không khí thật tuyệt vời. Tuy là mực in “trong nhà”, bản in bằng mực UltraChrome thực tế có thể chịu được điều kiện khắc nghiệt ngoài trời đến hơn 1 năm mà không phai màu. Tính thích nghi vật liệu cũng là điều đáng kinh ngạc. Mực UltraChrome có thể bám tốt và cho màu sắc tuyệt vời trên bề mặt của các chất liệu khó tính mà từ trước đến nay, chưa có bất kỳ loại mực in phun gốc nước nào in lên được.

Mực UltraChrome được dùng trong các dòng sản phẩm trợ giúp thiết kế, đồ họa, in khổ lớn.

Máy in sử dụng: EPSON Stylus Pro 4000 / 7600 / 9600 / 10600

Mực New-Dye

Ngành ảnh đòi hỏi rất khắc khe về chất lượng in. Các loại mực dùng in ảnh từ trước đến nay đều gặp phải trở ngại là loại mực pigment, tuy có bền màu nhưng phổ màu lại hẹp; trong khi mực dye có phổ màu rộng thì lại quá kém trong việc lưu trữ và thích nghi với môi trường.


EPSON nghiên cứu thành công và đưa ra sử dụng loại mực New-Dye, có đầy đủ các lợi điểm về màu cũa mực dye, nhưng lại vô cùng bền vững với thời gian và môi trường. Nhờ cấu trúc phân tử bền vững, mực New-Dye không bị phá hủy bởi ozone trong không khí. Bằng đặc tính hút thấm tốt, hạt mực New-Dye chui nhanh vào bề mặt gấy in, giúp bản in được bảo vệ tốt hơn.


Các màu đỏ nhạt và xanh nhạt được bổ sung vào tạo ra hệ mực in 6 màu giúp chuyển tãi các tông ảnh mịn màng hơn.

Mực New-Dye được dùng trong tất cả các máy in chuyên in ảnh của EPSON.

Máy in sử dụng: EPSON Stylus Photo R210 / R310 / RX510 / RX630

Mực UltraChrome Hi-Gloss Lại thêm một thành tựu mới của EPSON về mực in. Đây là loại mực cải tiến từ mực UltraChrome nổi tiếng. Nó cho bề mặt bản in bóng mịn, tạo cảm giác thực như ảnh lab truyền thống. Lớp nhựa thông cao cấp trong suốt bao phủ từng hạt mực in giúp hạt mực được bền vững với môi trường. EPSON còn sử dụng thêm loại mực gloss optimizer phủ bóng lên toàn bộ bản in, cho bề mặt nhẵn mịn, các tia sáng phản xạ nhờ đó không bị chuyển hướng và cuối cùng sẽ tái tạo màu sắc trung thực hơn đi đến mắt người xem.

Hai màu mực đặc biệt lần đầu tiên được đưa vào là đỏ và xanh dương giúp cho ảnh in mang một sắc thái màu mới. Cấu trúc màu mực này gia tăng đáng kể phổ màu của mực in, giúp bản in chuyển tải được các gam màu khó khăn nhất.

Kết hợp với đầu phun thế hệ mới, mực UltraChrome Hi-Gloss nay được phun ra chỉ với 1.5 pico lít mỗi hạt cho các chi tiết cực kỳ sắc nét.

Công nghệ tự động thay đổi kích thước hạt mực tùy theo đặc tính vùng in và kỹ thuật tiết giảm lượng mực sử dụng cho phép sử dụng hệ thống in tối ưu.

Mực UltraChrome Hi-Gloss hiện mới chỉ được sử dụng trong model máy in ảnh mới nhất của EPSON, cho cảm nhận hình ảnh tốt hơn cả công nghệ nhủ tương bạc truyền thống

Máy in sử dụng: EPSON Stylus Photo R800

MỰC DURA EPSON

Mực dầu kháng nước, 4 màu: Black , Cyan, Magenta, Yello Dùng cho máy in Epson 4 màu C65, C67, C85, C87 Màu chuẩn và bền lâu phai ,độ dẩn mực tốt,kháng nước, không gây hại đầu phun


MỰC IN ECO SOLVENT

 Loại mực in dùng riêng cho dòng máy in phun Epson, gây tác hại nhiều cho đầu phun của máy, màu sắc đẹp sắc sảo độ phân giải cao, nét chữ rõ ràng ảnh sắc nét, với độ bám dính tốt, khô liền khi in xong.

MỰC IN SUBLIMATION

(MỰC NHIỆT) Hệ mực nước chuyển nhiệt in trên mọi chất liệu: Vải, gốm sứ, Thủy tinh, PVC, Kim loại .Với 6 màu Black , Cyan, Magenta, Yello, Light Magenta, Light Cyan . Thường được dùng trên máy in Epson . Màu chuẩn, chịu được nhiệt độ tối đa 220 độ C

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

Các bước trong in offset


 In offset là một kỹ thuật in ấn trong đó, các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su (còn gọi là các tấm offset) trước rồi mới ép từ miếng cao su này lên giấy. Khi sử dụng với in thạch bản, kỹ thuật này tránh được việc làm nước bị dính lên giấy theo mực in.

in an, in offset, in an bao bi


Bước 1: Thiết kế chế bản:

Đầu tiên phải tạo ra đi tượng cần in ấn trên máy tính. Ví dụ ta định in một tờ rơi khổ A4 để quảng cáo cho một Công ty Bán máy tính, trước hết ta phải chuẩn bị các tư liệu liên quan tới việc quảng cáo đó: hình ảnh máy vi tính và các thiết bị, địa chỉ, số điện thoại...., sau đó đưa lên máy tinh để xử lý và sắp xếp cho hài hoà và ấn tượng với sự phối hợp cả tư duy, kinh nghiệm của người thiết kế và dựa trên ý muốn của khách hàng..., hoàn thành xong phần thiết kế chế bản là tới phần outfilm...

Bước 2: Output Film

Chế bản xong thì xuất để outfilm, đối với các tờ rơi có hình ảnh, Film sẽ được out thành bốn tấm đại diện cho bốn lớp mầu C (Cyan), M (Magenta), Y (Yellow), K (Black). Tới đây ta đề cập một chút về vấn đề mầu sắc trong in Opset:
Mầu trong In offset là hệ mầu CMYK, ta có thể hiểu khái quát rằng tất cả các mầu sắc đều có thể pha được từ 4 mầu CMYK này, ví dụ mầu đỏ cờ là sự kết hợp từ mầu Y (Yellow/vàng) và mầu M (Magenta/hồng); Hay mầu Xanh Blue (xanh tím) là sự kết hợp của hai mầu C (Cyan/xanh nhạt) và M (Magenta/hồng); Rồi còn các mầu được kết hợp từ 3 trong 4 mầu nói trên hay kết hợp của cả 4 mầu với nhiều thông số khác nhau sẽ đạt được nhiều kết quả mầu sắc khác nhau.
Output 4 tấm phim xong thì chuyển sang phơi bản kẽm

Bước 3: Phơi bản kẽm:

Khi đã có 4 tấm phim, người ta đem phơi từng tấm một lên bản kẽm (hiểu một cách đơn giản hơn là đem chụp hình ảnh của từng tấm phim lên từng tấm bản kẽm bằng máy phơi kẽm), đến đây ta đã có trong tay 4 bản kẽm đại diện cho 4 mầu C, M, Y, K để bước sang phần in.

Bước 4: In Opset:

Người ta sẽ tiến hành in từng mầu một, in mầu gì trước, mầu gì sau không quan trọng hoặc tùy vào kinh nghiệm của người thợ in. Đầu tiên, người ta sẽ lựa chọn một trong 4 kẽm mầu đó để lắp lên quả lô máy in Opset, ở phần vào mực của máy người ta cũng sẽ cho loại mực tương ứng (ví dụ bản kẽm mầu C (Cyan) thì người ta cũng cho mực C và tiến hành in, Quả lô quay qua tờ giấy sẽ đập phần tử in xuống tờ giấy in, sau khi chạy xong hết số lượng định in, người ta tháo kẽm ra, vệ sinh hết mực cũ, lắp kẽm mới vào, ví dụ mầu vừa in xong là mầu C (cyan) thì giờ sẽ lắp kẽm Y (Yellow) vào, phần vào mực sẽ cho mực Y (vàng), cho giấy đã in một mầu kia vào và lại tiếp tục quy trình cũ.... Cứ thế tuần tự cho đến khi hết cả bốn mầu, bốn mầu đó chồng lên nhau sẽ cho ra bản in cuối cùng.Trong quá trình in như vậy, với mỗi màu, người ta sẽ phải chạy thử khoảng 50 bản cho màu thật ổn định. Tổng cộng cả quá trình vào khoảng 200 bản chạy thử. Chính vì vậy, khi in offset, người ta phải tính dư giấy ra khoảng 200 tờ in (gọi là bù hao giấy)

Bước 5: Gia công sau in:
Cán láng: Cán láng là cán lớp màng mỏng lên bề mặt của tờ rơi sau khi in, cán láng sẽ tạo ra cho tờ rơi sự mịn của giấy khiến cho hình ảnh cũng trở nên đẹp hơn.
Có 2 kiểu cán láng: cán mờ và cán bóng: Cán mờ sẽ tạo ra bề mặt mịn và mềm còn Cán bóng sẽ cho bề mặt bóng hẳn lên.
Cán láng chỉ là một trang sức sau khi in, không bắt buộc, khách hàng có thể lựa chọn hoặc không là tuỳ.
Xén: Thông thường khi in người ta sẽ để tờ giấy to (phù hợp với khổ máy) để in; Sau khi in xong sẽ sử dụng máy xén để xén thành phẩm.