1.Qui trình quản lý màu trong in ấn
Một quy trình quản lý màu gồm ba giai đoạn cơ bản:
-
Cân chỉnh thiết bị (calibration): đưa
thiết bị về điều kiện họat động chính xác nhất. Việc cân chỉnh nhằm đảm
bảo sự chính xác và ổn định trong quá trình phục chế.
-
Mô tả đặc tính của thiết bị (characterization): xác định khoảng không gian màu mà thiết bị có thể phục chế.
-
Chuyển đổi không gian màu: bảo toàn màu hoặc định hướng chuyển đổi màu giữa các thiết bị.
2. Đặc tính của thiết bị
- Mỗi loại thiết bị đều có một khả năng
phục chế màu khác nhau (gọi là khoảng phục chế màu) nên sẽ phục chế màu
khác nhau. Hình ảnh chụp từ máy chụp kỹ thuật số của Canon sẽ khác với
máy chụp của Nikon, máy quét của HP và Epson sẽ cho ra ảnh quét khác
màu nhau, máy in màu của Epson và HP sẽ cho bản in màu khác nhau, các
loại màn hình khác nhau cũng thế...
- Tất cả các thiết bị ghi ảnh kỹ thuật
số đều có những thuộc tính riêng của nó và nếu tính đa dạng của thiết
bị không được kiểm soát, chúng ta sẽ nhận được những kết quả không ổn
định. Các hệ thống kiểm soát màu phải xử lý những đặc tính của từng
thiết bị bao gồm tính đa dạng của thiết bị và khoảng phục chế màu khác
nhau của chúng.
2.1. Đặc tính của máy quét:
- Hình ảnh quét thường là hình ảnh RGB.
Trong đó mỗi điểm ảnh (pixel) thể hiện 3 giá trị Red, Green, Blue. Nếu
dùng các máy quét khác nhau để quét cùng một bài mẫu thì sẽ nhận được
những kết quả khác nhau.
- Cùng một mẫu màu đỏ được quét trên 3 máy HP, Epson, Kodak. Kết quả các giá trị màu trên màn hình là:
- Máy quét HP : R=177 G=15 B=38
- Máy quét Epson : R=170 G=22 B=24
- Máy quét Kodak : R=168 G=27 B=20
Tất cả các kết quả đều là màu đỏ, nhưng
chúng hơi khác nhau. Khi chuyển tín hiệu màu đỏ này đến màn hình, màn
hình sẽ thu nhận các giá trị điểm ảnh khác nhau nên sẽ hiển thị khác
nhau.
Trên các thiết bị quét khác nhau, 1 màu đỏ sẽ chuyển thành
những giá trị điểm ảnh khác nhau do đặc tính của máy quét.
2.2. Đặc tính của máy in ấn:
- Những biến đổi về màu khi in trên các
thiết bị in ấn khác nhau cũng xảy ra thường xuyên. Nếu in một hình vuông
màu đỏ cánh sen bằng 3 máy in, mỗi máy sẽ nhận thông tin về hình vuông
này giống nhau nhưng lại có cách xử lí khác nhau.
- Khi in ấn, chương
trình đồ họa sẽ thông báo cho máy in biết lượng mực C,M,Y,K cần sử dụng
để in hình vuông này, nhưng vì mỗi loại máy in có công nghệ in khác
nhau, lọai mực in khác nhau và sử dụng loại giấy in khác nhau do đó nếu
gửi cùng một thông tin đến các máy in ấn thì hình ảnh in ấn ra cũng sẽ
khác nhau. Ví dụ một hình vuông được tạo bởi các giá trị CMYK: 8,67,0,0
được in trên 3 máy in HP, Epson, Xerox sẽ cho những kết quả khác nhau.
Cùng một giá trị màu nhưng các máy in ấn khác nhau sẽ in ấn ra các màu khác nhau
Do đó:
-
Ở giai đoạn quét hay chụp ảnh, cùng một
màu sẽ chuyển đổi thành các thành những giá trị pixel khác nhau do những
đặc tính của máy quét hay máy ảnh.
-
Ở giai đoạn in an ra, cùng một giá trị pixel biến đổi thành những màu in khác nhau.
- Ngoài ra còn có sự khác biệt giữa các
loại màn hình. Vì thế, việc quan sát và chỉnh sửa màu trên các màn hình
cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các đặc tính của chúng.
- Để phục chế màu chính xác cần hiểu rõ
thiết bị đang sử dụng để quét (hay chụp), in hay hiển thị hình ảnh.
Trong ví dụ máy quét, ta thấy rằng máy quét Kodak tương đối yếu ở kênh
màu đỏ (nó chỉ có giá trị R:168). Trong khi máy quét HP có giá trị R:
177. Nếu điều này xảy ra do đặc tính của từng máy quét, ta hoàn toàn có
thể khắc phục được. Trong quá trình phục chế in ấn, màu được kiểm soát
khi hiểu rõ các đặc tính của từng thiết bị.
3. Chu trình kiểm soát màu kín và mở
Có 2 phương pháp giúp hiểu được các đặc tính của thiết bị:
-
Phương pháp kiểm soát màu theo chu trình kín
-
Phương pháp kiểm soát màu theo chu trình mở
3.1. Phương pháp kiểm soát màu theo chu trình kín
- Trong thập niên 70, 80 của thế kỷ 20,
các nhà in / công ty in ấn lớn thường sử dụng ở các hệ thống phục chế
màu cao cấp của các hãng nổi tiếng như Crosfield Electronics, Hell, và
Dainippon Screen. Các nhà sản xuất sẽ cung cấp một bộ thiết bị bao gồm
màn hình, máy quét, phần mềm, máy in,… Những thiết bị này là một hệ
thống khép kín. Trong hệ thống này, tất cả các thiết bị được thiết kế và
cài đặt bởi một nhà cung cấp.
- Trong các hệ thống khép kín, việc đào
tạo tay nghề cho người Kỹ thuật viên hết sức cần thiết. Qua nhiều giờ
làm việc, người thợ sẽ hiểu được đặc tính của máy quét ví dụ như thiết
bị đó thường phục chế hình ảnh ngả sang màu gì, hình in ra có đạt được
độ bão hòa cần thiết không? Có cần chỉnh sửa đường cong tầng thứ hay
không?...