Hiển thị các bài đăng có nhãn in bao bì. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn in bao bì. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Card visit (name card) ấn tượng

Thỏa sức sáng tạo cho tấm danh thiếp(card visit) mang phong cách của riêng bạn.

Chuẩn bị những đạo cụ này nhé:
  name card dep

- Name card đã in ấn thông tin
- Chun
- Màu nước
- Que gỗ, băng dính
- Đĩa sâu lòng hoặc bát miệng to
- Nước
Đến phần hành động này:
name card an tuong

Bước 1:
- Chúng mình buộc các tấm danh thiếp (card visit) lại với nhau rồi nhúng 1 đầu vào nước.
name card an tuong

Bước 2:
- Đặt 2 chiếc đũa song song sao cho khoảng giữa đủ để cài bó danh thiếp vào.
- Dán băng dính 2 đầu để cố định và đặt bó card visit (danh thiếp) vào với đầu ướt hướng lên trên.
name card an tuong

Bước 3:
- Mình nhỏ màu lên một góc giấy. Lấy nhiều màu chút để có thể chảy xuống dưới.
name card an tuong

Bước 4:
- Tiếp tục nhỏ thêm những màu khác mà bạn muốn nữa nha!
- Sau đó, tháo chun và tách riêng từng tờ cho khô.
Cuối cùng, chúng ta sẽ có những đường màu loang rất ngẫu hứng như thế này.
name card an tuong
Không có tờ card visit nào có vân màu loang giống tờ nào đâu nhé!

name card an tuong
Ứng dụng trò này để làm thiệp cũng được đó!

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

Tờ rơi, poster, catologue ... gia tăng nhận dạng thương hiệu

Hệ thống nhận diện thương hiệu là tất cả các loại hình và cách thức mà thương hiệu có thể tiếp cận với khách hàng như: Logo công ty, khẩu hiệu, nhạc hiệu, bao bì, nhãn mác; biển, băng rôn quảng cáo; các mẫu quảng cáo trên Media; các vật phẩm và ấn phẩm hỗ trợ quảng cáo (mẫu thiết kế tờ rơi, thiết kế poster, thiết kế catalogue, card visit, cờ, thiết kế áo, mũ…); các phương tiện vận tải; bảng hiệu công ty; các loại ấn phẩm văn phòng; hệ thống phân phối, chuỗi các cửa hàng và các hình thức PR, sự kiện khác....

in an to roi, poster, catalogue
 
Hệ thống nhận diện thương hiệu trong thiết kế doanh nghiệp

Hệ thống nhận diện thương hiệu được hình thành từ sự kết hợp sáng tạo các yếu tố hình ảnh và ngôn ngữ. Trong quá trình sáng tạo, hình ảnh và ngôn từ còn phải toát lên nét đẹp thẩm mỹ hàm ẩn trong đó.

Trong vài thập kỷ gần đây khi mà truyền thông marketing trở thành một phần thiết yếu cho thành công trên thị trường cạnh tranh, cả doanh nghiệp và nhà tư vấn nhận ra rằng không nên nghĩ đến các yếu tố thẩm mỹ của tài liệu truyền thông thương hiệu theo cảm tính chủ quan như khi chúng ta đi xem bảo tàng, đọc một bài thơ hay khi mua một bộ đồ mới. Thay vào đó, chúng ta phải học cách đánh giá đặc tính thẩm mỹ của thiết kế và nội dung lời viết theo hướng làm sao để chúng phục vụ tốt cho những mục tiêu marketing đã đề ra. 

Và nếu những mục tiêu marketing này được thu hẹp lại thành các mục tiêu truyền thông cụ thể thì chúng ta có thể dựa vào đó để đưa ra đánh giá hợp lý về các yếu tố như tên thương hiệu, câu định vị, mẫu logo, kiểu chữ thương hiệu, cách trình bày (mẫu thiết kế tờ rơi, thiết kế poster, thiết kế catalogue, card visit, cờ, thiết kế áo, mũ…) hoặc bất kỳ thành phần nào khác của các tài liệu truyền thông thương hiệu, xem chúng có theo sát hay chệch hướng mục tiêu truyền thông đã đề ra hay không.

Mục tiêu của hệ thống nhận diện thương hiệu không chỉ là tạo sự nhận biết, sự khác biệt, thể hiện cá tính đặc thù doanh nghiệp mà còn nhắm đến việc tác động đến nhận thức, tạo cảm giác về quy mô của doanh nghiệp là lớn, tính chuyên nghiệp là cao của doanh nghiệp đối với khách hàng và công chúng.

in an to roi, poster, catalogue
 
Hệ thống nhận diện thương hiệu trong thiết kế doanh nghiệp

Để quy trình xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu hiệu quả, các mục tiêu phải được công bố thật rõ ràng và được duyệt trước khi bắt đầu bất kỳ công việc sáng tạo nào. Theo đó, đa số các công ty truyền thông marketing bắt đầu triển khai một tài liệu thường được gọi là “bản mô tả tiêu chí” mặc dù người ta có thể gọi tài liệu này bằng nhiều cái tên khác. 

Quy trình triển khai các bản mô tả tiêu chí có thể khác nhau, nhưng đối với hoạt động quảng cáo, tài liệu bán hàng, các sự kiện bán hàng hay các hình thức khác của tài liệu truyền thông mang tính chiến thuật, những yêu cầu chính của bản mô tả đều bắt nguồn từ kế hoạch marketing của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu, chỉ duy nhất bản kế hoạch marketing là cần chuẩn bị. Bản mô tả tiêu chí có thể được mở rộng hơn nhiều và thường bao gồm kết quả từ những giai đoạn như nghiên cứu, chiến lược khác biệt hóa, cơ cấu quan hệ thương hiệu, và tính cách thương hiệu. Tất cả những giai đoạn này đều được hoàn tất trước khi các công việc sáng tạo bắt đầu.


in an to roi, poster, catalogue

Do hệ thống nhận diện thương hiệu mang tính chiến lược và dài hạn, nên thiết lập các tiêu chí như thế là yêu cầu hết sức quan trọng đối với quá trình sáng tạo hệ thống nhận diện thương hiệu. Những yếu tố nhận diện như tên thương hiệu, logo, màu sắc, kiểu chữ và mẫu định dạng thương hiệu một khi được tạo ra, chúng sẽ được sử dụng trong hàng chục năm.

Mẹo in ấn bằng hoa tươi


Chúng mình sẽ dùng chính những cánh hoa tươi để in ấn hình lên giấy đấy. Để có những tác phẩm dùng làm quà lưu niệm tặng bạn bè và người thân nhé. Không cần bút vẽ và cũng chẳng cần mực đâu.

Chuẩn bị những nguyên liệu sau:
 
in an
 
 - Cánh hoa tươi (nên chọn những loại hoa có màu sẫm và tươi sáng teen nhé)
 
- Mika trong
 
 - Giấy làm thiếp màu trắng
 
 - Vải sợi nilon màu trắng loại mỏng 
 
 - Thanh gỗ nhỏ có đầu bẹt (cái này có thể thay bằng thước kẻ cũng ukie)
 
Các bước thực hiện in ấn hoa tươi như sau
in an
 
 Bước 1:
 
 
 - Đặt 1 miếng mika lên mặt bàn, tiếp theo đó là giấy làm thiếp rùi phủ thêm 1 lớp vải lên trên nữa teen nhé.
in an
 
 Bước 2:
 
 
 - Ngắt cánh hoa ra và đặt lên miếng vải nè.
in an
 
 Bước 3:
 
 
 - Áp 1 miếng mika nữa lên trên những cánh hoa.
 - Teen nhớ làm nhẹ tay và chú ý để cho cánh hoa không bị xô lệch nhé.
in an
 
 Bước 4:
 
 
 - Dùng que gỗ di mạnh lên trên lớp mika để màu của cánh hoa thấm qua lớp vải xuống miếng giấy bên dưới nhé.
in an
 
 Bước 5:
 
 
 - Nhẹ nhàng lật miếng mika trên cùng lên, và chúng mình đã nhìn thấy hình bông hoa in trên mặt vải rùi kìa.
in an
 
 Bước 6:
 
 
 - Làm thêm thật nhiều bông hoa khác để có 1 vườn hoa rực rỡ nhé.
Chẳng cần đến mực hay con dấu mà teen vẫn có thể tự in cho mình những bông hoa xinh xinh rùi đó.
 
 
in an
Thêm 1 vài nét vẽ đơn giản và 1 dòng chữ bên dưới, thế là có ngay 1 tấm thiệp được in với nhiều  ý nghĩa và rất đặc biệt nhé.
 
in an
 
Kẹp sách in hoa, 1 món quà nhỏ thú vị cho “ấy ơi” mê đọc sách của teen nè

Mẹo in ấn hình lên đĩa

Hãy tạo một cảm giác thật ấn tượng và mới lạ cho những người thân và bạn bè trong buổi giả ngoại hay cùng người thân trong gia đình thưởng thức những món ăn được trưng bày trên những chiếc đĩa mà chính tay bạn trang trí với những họa tiếc và hình ảnh được in ấn lên chiếc đĩa đầy ngộ nghĩnh. Và cũng là một món quà độc đáo và không đụng hàng làm quà tặng năm mới cũng được đó.
Và dưới đây chúng ta sẽ cùng thực hiện việc in ấn vào đĩa để có những tác phẩm của riêng bạn.

Chuẩn bị những "đạo cụ" này nhé:
 
in an

- Đĩa thủy tinh trong (không có hoa văn)
 
- Ảnh (hoặc mẫu in)

- Màu sơn acrylic, keo sữa

- Dao nhọn, khăn giấy, bông mút
Các bước thực hiện in ấn trên đĩa:
 
in an
 
Bước 1:
- Đầu tiên, đánh dấu các điểm bạn muốn dán ảnh trên mặt sau đĩa thủy tinh. Tiếp theo, cắt hình rồi dùng keo sữa dán ảnh vào các vị trí đã đánh dấu.
in an
 
 
- Sau khi dán xong chiếc đĩa của bạn sẽ trông như thế này! Để khoảng nửa tiếng cho keo khô hẳn nha!
in an
 
 
Bước 2: 
- Tiếp theo, bạn dùng bông mút phủ một lớp màu acrylic lên mặt sau chiếc đĩa ná! 
in an
 
 
Bước 3:
- Đợi lớp màu thứ nhất khô, bạn loại bỏ phần màu acrylic ở vành của chiếc đĩa rồi phủ thêm một lớp màu thứ 2 lên trên và để khô qua đêm.

Lưu ý: bạn cần để đĩa khô hẳn trong 2 – 3 tuần rồi đem sử dụng nha! Có thể phủ thêm 1 lớp sơn bóng bên ngoài cùng để cho đĩa bền màu nghen.
Cùng chiêm ngưỡng thành quả độc đáo nào!
 
in an
Những chiếc đĩa được in hình mặt cô gái
 
in an
 Chiếc đĩa được in nền xanh và mặt cô gái nhìn rất nổi bật

in an
Thay bằng ảnh bạn bè hay người thân rồi đem tặng ý nghĩa lắm nhé!
 
in an
Chiếc đĩa với hình in hoa súng

in an

Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

Túi vải không dệt là gì?



- Túi vải không dệt là gì?

Túi vải không dệt được làm bằng chất liệu PP.Spunbonded (vải không dệt). Là sản phẩm thân thiện môi trường, không có hại cho sức khỏe người tiêu dùng, bền chắc, dể sử dụng
Tuy nhiên, với giá thành nhỉnh hơn so với túi nilon thì túi vải không dệt chưa được sử dụng nhiều.

tui vai khong det
Túi vải không dệt
Thời gian gần đây, do môi trường bị ảnh hưởng quá nặng nề từ việc sử dụng túi nilon, các tổ chức hoạt động vì môi đang tổ chức các hoạt động truyền thông, quảng bá , thay đổi thói quen dùng túi nilon bằng một sản phẩm khác đó là túi vai không dệt

- Sẩn phẩm vì môi trường

Do tính chất tự phân hủy và không chứa hóa chất độc hại, túi vải không dệt được xem là sản phẩm hoản hảo, lý tưởng trong việc bảo vệ môi trường thay các loại túi hiện nay, đặc biệt là túi ni lông
Thân thiện môi trường đã trở thành khẩu hiệu hành động, việc cấp thiết của nhiều nước trên thế giới nhằm giảm thiểu tác động do không khí, rừng, sông,  biển bị ô nhiễm gây ra. Cùng với sự phát triển kinh tế và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm không khí đang gia tăng ở các đô thị ở Việt Nam.

- Sản phẩm vì thương hiệu

Với hình thức đẹp, màu sắc nổi bật phù hợp cho việc quảng cáo thương hiệu của quý doanh nghiệp trong mua sắm, giới thiệu sản phẩm mới, quà tặng, sản phẩm khuyến mãi, hội nghị, ….

Tui vai khong det than thien moi truong
Túi  vải không dệt thân thiện môi trường
Những lợi thế khi sử dụng túi vải không dệt như khi người tiêu dùng đi mua sắm được một chiếc túi xách thời trang mà lại thân thiện môi trường, còn các doanh nghiệp có được những quảng cáo vô hình trên túi vải không dệt dễ in ấn, điều đó thật tốt cho cả hai, vì vậy túi vải không dệt hiện nay trên thị trường, nhiều hơn và phổ biến hơn. Độ bền của túi không dệt lên đến 5 năm, không cháy không độc, không mùi vị, và phân huỷ hết không gây ô nhiễm môi trường, được quốc tế công nhận sản phẩm sinh thái thân thiện môi trường bảo vệ Trái Đất.

Nhằm đáp ứng nhu cầu quảng cáo của quý doanh nghiệp và góp phần vào việc tuyên truyền sử dụng túi thân thiện môi trường thay cho túi nilon, APSARA mang đến quý khách hàng những sản phẩm túi với chất lượng và giá cả cạnh tranh nhất

Nếu quý khách có nhu cầu xin vui lòng liên hệ chúng tôi.


Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012

Card visit (danh thiếp) đẹp của các đại gia công nghệ

Trên tấm "các vì sit" của Steve Jobs, Bill Gates, Mark Zuckerberg có những gì?
Mặc dù ở thời điểm hiện tại khi danh thiếp điện tử trao đổi thông qua smartphone và các công cụ mạng xã hội, trang profiles trực tuyến đã khiến chức năng của 1 chiếc card visit (danh thiếp)  đã bị lu mờ khá nhiều, nhưng đã có thời danh thiếp hay "visit card" là một trong những món đồ không thể thiếu của 1 doanh nhân. Một chiếc danh thiếp không chỉ cung cấp thông tin cá nhân mà còn gián tiếp thể hiện đầu óc, tính cách của người sở hữu nó. Hãy cùng tham khảo một số mẫu danh thiếp của những nhân vật tầm cỡ trong giới công nghệ.
 
Bill Gates
 
 
Chắc hẳn chẳng ai còn lạ gì người đàn ông một thời giàu nhất thế giới này. Bill Gate đã xây dựng lên một đế chế hùng mạnh thống trị giới công nghệ trong suốt một thời gian dài với hệ điều hành Window cùng nhiều sản phẩm khác. Mặc dù đã rời khỏi vị trí lãnh đạo của Microsoft khá lâu, tuy nhiên ông vẫn là biểu tượng to lớn của hãng phần mềm khổng lồ này. Danh thiếp của Bill Gates với chất liệu giấy sần và màu sắc khá tươi tắn phản ánh phần nào tương phản với tính cách quyết đoán có phần cực đoan của Bill Gates.
 
Larry Page
 
 
Google – hãng cung cấp dịch vụ tìm kiếm trên mạng mạng nổi tiếng nhất thế giới, hiện tại thì công ty này đã mở rộng kinh doanh ra rất nhiều với đủ thứ: mail, mạng xã hội, phần mềm… Người đứng đầu lèo lái tập đoàn này đi tới thành công ngày nay chính là Larry Page. Có điều khá thất vọng đó là chúng ta không tìm được sự đột phá trong thiết kế visit card của Page.
 
Steve Jobs
 
 
Cũng là một huyền thoại trong làng công nghệ bên cạnh Bill Gate, Steve Jobs đã cùng với Apple tạo nên hàng loạt những sản phẩm đỉnh cao dẫn đầu xu hướng thị trường ngày nay như iPod, iPhone, iPad, MacOS, MacBook… Dưới sự dẫn dắt của ông, Táo Khuyết đã vượt mặt Microsoft trở thành hãng công nghệ đứng đầu thế giới. Rất tiếc giờ đây Steve Jobs buộc phải nghỉ làm do vấn đề về sức khoẻ. Phong cách giản dị, chân phương của Steve Jobs được thể hiện rất đậm nét thông qua chiếc card visit (danh thiếp)... không thể đơn giản hơn.
 
Mark Zuckerberg
 
 
Chú ý: ảnh này lấy trong phim “The Social Network” chứ không phải danh thiếp thật của Mark Zuckerberg. Tuy nhiên đây là 1 chi tiết mà phim trích ra từ đời thực. Nhiều người quen biết Mark xác nhận rằng khi Facebook còn non trẻ, Mark đã sử dụng tấm danh thiếp giống như trong phim.
 
"I'm CEO, Bitch" là những dòng được ghi trên tấm danh thiếp của tỉ phú (dollar) trẻ tuổi nhất trong lịch sử thế giới, Mark Zuckerberg. Người đã tạo nên mạng xã hội mạnh nhất thời điểm hiện tại: Facebook. Sự ảnh hưởng của mạng xã hội ảo này có ảnh hưởng cực lớn tới đời sống mọi người, đặc biệt là lớp trẻ - những chủ nhân tương lai của thế giới.
 
Jerry Yang
 
 
Vào năm 1994, Jerry Jang và David Filo đã cùng nhau tạo ra một gã khổng lồ cực kỳ có ảnh hưởng cực lớn trên mạng internet, đó chính là Yahoo!. Tuy rằng thời điểm hiện tại hãng này đã tụt lùi nhiều sau những thất bại trước Google, nhưng nó vẫn là biểu tượng nổi tiếng mà không ai sử dụng mạng toàn cầu không biết. Font chữ sử dụng trên danh thiếp của Jang chính là font chữ đặc trưng của Yahoo cùng với 1 logo khá màu mè.
 
Kevin Mitnick
 
 
Chắc hẳn nhiều bạn sẽ hỏi Kevin Mitnick là ai? Tại sao lại nằm trong danh sách người nổi tiếng trong giới công nghệ? Xin thưa rằng, bạn thì có thể không biết ông ta, nhưng tất cả những công ty to đều phải biết Kevin Mitnick – hacker nổi tiếng từ những ngày đầu của kỷ nguyên máy vi tính. Sau khi giã từ sự nghiệp hack, người đàn ông này mở công ty để đem những kiến thức về bảo mật thu thập được tư vấn cho người khác và thu được thành công vang dội. Và những thứ bạn nhìn thấy trên danh thiếp của Kevin chính là 1 bộ dụng cụ dùng để... mở trộm khóa. Đây chính là một bộ hành trang của dân "hai ngón" được "tích hợp" vào chiếc danh thiếp để nhắc nhở người nhận được danh thiếp về sự cần thiết và quan trọng của công việc bảo mật thông tin mà Kevin phụ trách.

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

In decal mực dầu và mực nước

Decal có thể được thấy trong cuộc sống thường ngày rất nhiều và trong lĩnh vực quảng cáo thì decal được xem như một chất liệu tốt, thể hiện màu sắc rõ nét.

Decal được định nghĩa cơ bản như sau: loại nhựa dẻo, mỏng có keo mặt lưng, độ dãn tốt, bền màu, khả năng chịu được nước và tia tử ngoại

 * Có 04 loại decal:
1. Decal sữa
2. Decal trong mực dầu (in xuôi, hoặc in ngược để dán mặt sau vật liệu trong suốt)
3. Decal trong mực nước (còn gọi là PP trong – để dán trong nhà tránh mưa nắng)
4. Decal lưới ( dán lên kính – mặt trước nhìn thấy, mặt sau không thấy)

Decal trong in mực dầu khả năng chống thấm nước & chịu được nắng thích hợp trang trí trên kính tại các tòa cao ốc, văn phòng, showroom hiện đại, sang trọng hoặc các phòng ốc khác được làm bằng Kính…, tạo nên những không gian riêng sống động nhưng không quá cách biệt với bên ngoài

Decal trong in mực nước ưu điểm tạo ra bản in sống động, nhưng chỉ thích hợp dùng trong nhà không có ánh nắng & buộc phải phủ thêm lớp màng bóng hoặc mờ để bảo vệ. Ứng dụng trang trí các tấm Kính như decal trong in mực dầu

Decal sữa thường dùng làm tem dán xe (xe buýt, ôtô, honda…), poster, bồi foamex làm tranh ảnh và các vật dụng quảng cáo khác…

Decal Lưới có các lỗ nhỏ đan xen khắp bề mặt tạo hiệu ứng xuyên sáng giữa 2 bên nhưng vẫn thấy được hình in trang trí quảng cáo. Decal lưới thường dùng dán lên các tấm Kính tại showroom ôtô, honda hoặc các Ngân hàng sang trọng giúp ngăn cách giữa không gian bên trong và bên ngoài nhưng vẫn không quá cách biệt

DECAL TRONG (MỰC DẦU & MỰC NƯỚC)

decal trong suot In decal mực dầu và mực nước
 Decal trong dùng trong văn phòng

 decal trong In decal mực dầu và mực nước
 Decal trong dùng trong phòng họp

 decal trong dan kinh In decal mực dầu và mực nước
 Decal trong dán tại các quán ăn Tp.HCM

 DECAL SỮA
 decal sua quang cao In decal mực dầu và mực nước
 Decal sữa dùng trong quản cáo

decal sua bang hieu In decal mực dầu và mực nước
 Decal sữa dùng làm bản hiệu quảng cáo ngoài trời

DECAL LƯỚI
decal luoi quang cao In decal mực dầu và mực nước
Hình dạng của decal lưới

 decal luoi in quang cao In decal mực dầu và mực nước
Decal lưới được dán trên laptop

Kích thước tối đa của khổ máy in giấy PP: Ngang từ 1,2m – 1,65m x dài > 20m , khổ in Decal: Ngang 1,2 – 1,5m x dài> 20m, khổ máy cắt decal: ngang từ 0,6m – 1,2m x dài> 20m (nếu ngoài khổ giấy thì phải nối mí khi dán )

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

Qui trình quản lý màu trong in ấn

1.Qui trình quản lý màu trong in ấn

Một quy trình quản lý màu gồm ba giai đoạn cơ bản:
  • Cân chỉnh thiết bị (calibration): đưa thiết bị về điều kiện họat động chính xác nhất. Việc cân chỉnh nhằm đảm bảo sự chính xác và ổn định trong quá trình phục chế.
  • Mô tả đặc tính của thiết bị (characterization): xác định khoảng không gian màu mà thiết bị có thể phục chế.
  • Chuyển đổi không gian màu: bảo toàn màu hoặc định hướng chuyển đổi màu giữa các thiết bị.

 2. Đặc tính của thiết bị

- Mỗi loại thiết bị đều có một khả năng phục chế màu khác nhau (gọi là khoảng phục chế màu) nên sẽ phục chế màu khác nhau. Hình ảnh chụp từ máy chụp kỹ thuật số của Canon sẽ khác với máy chụp của Nikon, máy quét của  HP và Epson sẽ cho ra ảnh quét khác màu nhau, máy in màu của Epson và HP sẽ cho bản in màu khác nhau, các loại màn hình khác nhau cũng thế... 

- Tất cả các thiết bị ghi ảnh kỹ thuật số đều có những thuộc tính riêng của nó và nếu tính đa dạng của thiết bị không được kiểm soát, chúng ta sẽ nhận được những kết quả không ổn định. Các hệ thống kiểm soát màu phải xử lý những đặc tính của từng thiết bị bao gồm tính đa dạng của thiết bị và khoảng phục chế màu khác nhau của chúng.

2.1. Đặc tính của máy quét:

- Hình ảnh quét thường là hình ảnh RGB. Trong đó mỗi điểm ảnh (pixel) thể hiện 3 giá trị Red, Green, Blue. Nếu dùng các máy quét khác nhau để quét cùng một bài mẫu thì sẽ nhận được những kết quả khác nhau.

- Cùng một mẫu màu đỏ được quét trên 3 máy HP, Epson, Kodak. Kết quả các giá trị màu trên màn hình là:
- Máy quét HP :        R=177      G=15        B=38
- Máy quét Epson :    R=170      G=22        B=24
- Máy quét Kodak :   R=168      G=27        B=20

Tất cả các kết quả đều là màu đỏ, nhưng chúng hơi khác nhau. Khi chuyển tín hiệu màu đỏ này đến màn hình, màn hình sẽ thu nhận các giá trị điểm ảnh khác nhau nên sẽ hiển thị khác nhau.
quản lý màu trong in ấn
Trên các thiết bị quét khác nhau, 1 màu đỏ sẽ chuyển thành
những giá trị điểm ảnh khác nhau do đặc tính của máy quét.

2.2. Đặc tính của máy in ấn:

- Những biến đổi về màu khi in trên các thiết bị in ấn khác nhau cũng xảy ra thường xuyên. Nếu in một hình vuông màu đỏ cánh sen bằng 3 máy in, mỗi máy sẽ nhận thông tin về hình vuông này giống nhau nhưng lại có cách xử lí khác nhau. 

- Khi in ấn, chương trình đồ họa sẽ thông báo cho máy in biết lượng mực C,M,Y,K cần sử dụng để in hình vuông này, nhưng vì mỗi loại máy in có công nghệ in khác nhau, lọai mực in khác nhau và sử dụng  loại giấy in khác nhau do đó nếu gửi cùng một thông tin đến các máy in ấn thì hình ảnh in ấn ra cũng sẽ khác nhau. Ví dụ một hình vuông được tạo bởi các giá trị CMYK: 8,67,0,0 được in trên 3 máy in HP, Epson, Xerox sẽ cho những kết quả khác nhau. 

quản lý màu trong in ấn
Cùng một giá trị màu nhưng các máy in ấn khác nhau sẽ in ấn ra các màu khác nhau

Do đó:
  • Ở giai đoạn quét hay chụp ảnh, cùng một màu sẽ chuyển đổi thành các thành những giá trị pixel khác nhau do những đặc tính của máy quét hay máy ảnh.
  • Ở giai đoạn in an ra, cùng một giá trị pixel biến đổi thành những màu in khác nhau.
- Ngoài ra còn có sự khác biệt giữa các loại màn hình. Vì thế, việc quan sát và chỉnh sửa màu trên các màn hình cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các đặc tính của chúng.

- Để phục chế màu chính xác cần hiểu rõ thiết bị đang sử dụng để quét (hay chụp), in hay hiển thị hình ảnh. Trong ví dụ máy quét, ta thấy rằng máy quét Kodak tương đối yếu ở kênh màu đỏ (nó chỉ có giá trị R:168). Trong khi máy quét HP có giá trị R: 177. Nếu điều này xảy ra do đặc tính của từng máy quét, ta hoàn toàn có thể khắc phục được. Trong quá trình phục chế in ấn, màu được kiểm soát khi hiểu rõ các đặc tính của từng thiết bị.

3. Chu trình kiểm soát màu kín và mở

Có 2 phương pháp giúp hiểu được các đặc tính của thiết bị:
  • Phương pháp kiểm soát màu theo chu trình kín
  • Phương pháp kiểm soát màu theo chu trình mở
3.1. Phương pháp kiểm soát màu theo chu trình kín
- Trong  thập niên 70, 80 của thế kỷ 20, các nhà in / công ty in ấn lớn thường sử dụng ở các hệ thống phục chế màu cao cấp của các hãng nổi tiếng như Crosfield Electronics, Hell, và Dainippon Screen. Các nhà sản xuất sẽ cung cấp một bộ thiết bị bao gồm màn hình, máy quét, phần mềm, máy in,… Những thiết bị này là một hệ thống khép kín. Trong hệ thống này, tất cả các thiết bị được thiết kế và cài đặt bởi một nhà cung cấp.
quản lý màu trong in ấn

- Trong các hệ thống khép kín, việc đào tạo tay nghề cho người Kỹ thuật viên hết sức cần thiết. Qua nhiều giờ làm việc, người thợ sẽ hiểu được đặc tính của máy quét ví dụ như thiết bị đó thường phục chế hình ảnh ngả sang màu gì, hình in ra có đạt được độ bão hòa cần thiết không? Có cần chỉnh sửa đường cong tầng thứ hay không?...

Quản lý màu trong in ấn như thế nào?

1. Quản lý màu ra sau?

- Sản xuất in ấn bao gồm các quá trình phục chế trên nhiều thiết bị khác nhau và bằng nhiều loại vật liệu khác nhau. Một quá trình sản xuất in ấn thông thường sẽ gồm những công đoạn phục chế sau:
  • Hình ảnh được chụp bằng máy chụp kỹ thuật số hoặc quét lại bằng một máy quét.
  • Hình ảnh được đưa vào một chương trình máy tính để xử lý và kết quả được hiển thị trên màn hình máy tính
  • Hình ảnh được in n thử để khách hàng duyệt trước khi in sản lượng
  • In ấn sản lượng
- Trong các quá trình này ta có thể thấy màu của hình ảnh phụ thuộc rất nhiều vào loại thiết bị dùng để phục chế như loại máy chụp hoặc máy quét, loại màn hình, loại máy in ấn thử, loại máy in sản lượng... những đặc điểm của thiết bị sẽ làm cho quá trình phục chế trở nên phức tạp.
 
- Ngoài ra, các loại vật tư sử dụng trong quá trình in ấn như mực in và giấy in cũng đóng vai trò hết sức quan trọng đến chất lượng phục chế ảnh. Đôi khi, chỉ cần thay đổi loại mực in hoặc loại giấy in thì màu của hình ảnh sẽ khác biệt rất nhiều.

- Một điểm mà tất cả các nhà thiết kế cũng như các kỹ thuật viên chế bản đều thấy là nếu không có biện pháp quản lý màu thì màu hiển thị trên màn hình khác nhiều so với tờ in thử và màu trên tờ in thử cũng sẽ khác nhiều so với tờ in sản lượng. Đây là các yếu tố khiến cho nhà in / công ty in, nhà thiết kế lẫn khách hàng không thể dự báo được màu sẽ được in ấn ra như thế nào cho đến khi nó được in ấn thực tế. Trong quá khứ, những hạn chế như thế sẽ gây ra những hiểu lầm và ngộ nhận giữa khách hàng và nhà in / công ty in.

- Một hệ thống quản lý màu (CMS) là phần mềm quản lý và duy trì sự xuất hiện của màu khi phục chế trên các thiết bị khác nhau. Chúng ta nhấn mạnh đến sự xuất hiện vì có thể có rất nhiều màu không thể in ra được cũng như không thể hiển thị được trên màn hình.

- Quản lý màu chủ yếu thực hiện 2 chức năng:
  • Nó cho phép gán một màu cụ thể với một giá trị RGB hoặc CMYK
  • Nó duy trì sự ổn định của màu khi phục chế trên các thiết bị.
- Dù cho một hệ thống quản lý màu có phức tạp đến đâu đi nữa thì chúng cũng chỉ thi hành một trong 2 hoặc cả hai chức năng trên mà thôi.

- Như vậy, quản lý màu là giải pháp kiểm soát và điều chỉnh các thiết bị khác nhau trong cùng một hệ thống phục chế theo các điều kiện in thực tế để màu khi in ra sẽ giống với tờ in thử hoặc kỳ vọng của khách hàng.­­

1.2 Tại sao phải quản lý màu:

Chúng ta vẫn có thể phục chế màu tốt mà không cần hệ thống quản lý màu. 
Tại sao lại phải cần quản lý màu?

- Trong thực tế, để phục chế màu tốt mà không dùng đến hệ thống quản lý màu, cần phải dựa vào sự chỉnh sửa của người kỹ thuật viên có kinh nghiệm và cần phải tốn nhiều thời gian cho việc này. Trong một môi trường sản xuất và kinh doanh hiện đại, các doanh nghiệp thường không có thời gian và cũng không có nhiều kỹ thuật viên kinh nghiệm như thế, do vậy họ thường dựa vào một hệ thống quản lý màu nhằm phục chế màu ổn định và chính xác dựa trên một nguyên tắc căn bản là không đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và kinh nghiệm.
 
- Quản lý màu cho phép người sử dụng: kiểm soát màu và điều chỉnh màu khi phục chế hình ảnh trên nhiều thiết bị phục chế khác nhau.

Quản lý màu trong in ấn như thế nào?

Các công đoạn phục chế trong sản xuất in ấn