Hiển thị các bài đăng có nhãn nhan mac. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nhan mac. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

Kính kém chất lượng bày bán tràn lan


Kính kém chất lượng bày bán tràn lan

Loại nào cũng chỉ 25.000 đồng mỗi chiếc và được đổi trong vòng 1 tuần, những loại kính râm siêu rẻ đang tràn ngập thị trường. Rất nhiều loại hàng nhái, kém chất lượng, hàng đội nhãn mác giả.

Mùa hè đang đến gần cũng là lúc chị em sắm cho mình những chiếc kính râm để che nắng, che bụi. Trên thị trường hiện có rất nhiều mẫu mã, nhãn mác, chủng loại từ cao cấp đến bình dân. Trong loại “cực bình dân” bán tại nhiều nơi như vỉa hè, chợ đêm, chợ sinh viên… thì giá siêu rẻ, chỉ 25.000 đồng.

Kính nào cũng chỉ 25.000 đồng 

Đẹp và hợp “mốt”?
Có lẽ không nơi nào kính râm lại rẻ như ở chợ đêm sinh viên ở Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội. Những sạp kính bày bán la liệt đủ loại kính râm đủ các loại gọng thời trang, lịch sự, nam tính, nữ tính với các màu sắc đều có cả. Giá rẻ đến giật mình, chỉ 25.000 đồng/chiếc, không cần mặc cả.

Đang chăm chú ngắm một chiếc kính màu đen, gọng to hợp thời trang, bạn Cao Thị Minh Trang, sinh viên năm thứ hai, đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội cho hay: “Giá quá rẻ, mẫu mã lại phong phú nên mình cứ mua một cái dùng tạm, đi xe máy đỡ bụi và chói mắt”.

Chợ đêm sinh viên có khoảng 4 – 5 quầy bán kính, các mặt hàng na ná như nhau, phong phú chủng loại, mẫu mã nhưng giá chung đều chỉ là 25.000 đồng. Anh M., chủ một quầy kính tại chợ cho hay: “Khách hàng đến đây mua chủ yếu là sinh viên và người lao động thu nhập thấp, thế nên giá càng rẻ và mẫu đẹp là được”. Không chỉ giá rẻ, các quầy bán kính khá hút khách bởi còn cho khách đổi trong vòng một tuần nếu mua về không ưng ý.

Các loại kính này cũng được bày bán rất nhiều tại các vỉa hè như Lê Duẩn, Giải Phóng, Trường Chinh, Tôn Thất Tùng, chợ Ngã Tư Sở….với mức giá cao hơn một chút.
Tại một quầy kính ở chợ Ngã Tư Sở, mấy chị em cũng đang tranh thủ chọn mua kính râm chống nắng. Anh L., chủ quầy kính cho hay, những loại kính rẻ tiền giá thành dưới 100.000 đồng chiếm đa số vì khách hàng rất ưa dùng, hợp với túi tiền người lao động.

Bán rất chạy

Càng gần những ngày hè, các loại kính râm càng bán chạy. Anh M., chủ quầy kính ở chợ đêm sinh viên cho hay, những ngày đông thì bán kính rất chậm, nhưng khoảng nửa tháng nay, trời nắng lên, lượng bán ra mỗi ngày gấp đôi, gấp ba bình thường. Theo anh M., giá rẻ như vậy do các loại kính này chủ yếu được chuyển về từ Trung Quốc hoặc được một số nơi trong nước gia công nhưng nguyên vật liệu cũng được chuyển về từ Trung Quốc, trong nước mua gọng, tròng, nhãn mác, phụ kiện về lắp rắp.

Chủ một sạp kính vỉa hè ở đường Trường Chinh (Đống Đa, Hà Nội) thì cho hay, trong nửa tháng nay, lượng kính chị bán ra tăng gấp tới 3 lần tháng trước. Khách hàng chủ yếu đi đường thấy bụi, tấp vào mua tạm những loại kính giá chỉ từ 35.000 đến 60.000 đồng, những loại đắt tiền hơn không bán nổi.
Giá rẻ, mẫu mã lại phong phú, hợp mốt nên các loại kính giá rẻ được khá nhiều khách hàng lựa chọn.

Chị Nguyễn Mỹ D, trú tại đường Giải Phóng (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho hay: “Mình cũng vừa mua một chiếc kính râm để chống nắng, giá chỉ 80.000 đồng mà cũng khá đẹp. Mình nghĩ cũng dùng phiên phiến thôi, chứ mua ở trong shop hay trung tâm kính lớn chắc gì đã được hàng “xịn” mà giá thì đắt cắt cổ”.

Giá rẻ, lại đẹp, tuy nhiên, độ bền của các loại kính này thường không cao. Chỉ sau một thời gian dùng, mắt kính sẽ bị xỉn màu, xước rất nhiều làm ảnh hưởng đến tầm nhìn của người dùng. Ngoài ra, các bác sỹ cũng cho hay, có rất nhiều tác hại khác khi dùng kính râm không đảm bảo chất lượng mà chỉ quan sát bình thường thì khó có thể nhận biết.

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013

Phong thủy: linh vật cho tiếp thị



Một doanh nghiệp có thể phải trả hàng triệu đôla cho các siêu sao như Gwyneth Paltrow hay Angelina Jolie để giới thiệu về mình. Nhưng việc này có khả thi nếu doanh nghiệp không có một ngân quỹ tiếp thị lớn như Sony hay Pepsi, thay vào đó chỉ cần đôi chút sự sáng tạo và một người bạn bốn chân là có thể đưa doanh nghiệp bạn tiến một bước xa với những chú hổ Tony, tắc kè Geico hay cừu Serta!

 Gắn liền những nỗ lực tiếp thị với một con vật may mắn luôn là cách thức hiệu quả và tiết kiệm để các khách hàng ghi nhớ nhãn hiệu của mỗi doanh nghiệp. 

Cho dù là loài bò sát, có lông hay da mềm, động vật có thể trở thành một biểu tượng doanh nghiệp hết sức hiệu quả. Theo Stan Richards, sáng lập viên hãng The Richards Group vốn từ lâu theo đuổi chiến dịch quảng cáo dựa theo các linh vật đáng yêu thì thật dễ dàng để liên hệ doanh nghiệp của mình với một động vật nào đó trong các quảng cáo bởi vì hầu hết chúng ta đều yêu thích động vật.


Ngày càng xuất hiện nhiều hơn các quảng cáo được hình tượng hoá từ một loài động vật, hay nhưng linh vật đáng yêu đại diện cho một doanh nghiệp cụ thể. Tất cả đều tìm kiếm sự chú ý nhiều hơn của mọi người.

Thậm chí cả với những doanh nghiệp không quảng cáo nhiều trên truyền hình, động vật vẫn đem lại sức mạnh tiếp thị to lớn. Khi hãng kem NexCen mua lại nhãn hiệu MaggieMoo vào năm ngoái, NexCen nhận thấy hình tượng cô bò cái MaggieMoo có sức mạnh rất lớn và đã tập trung các hoạt động tiếp thị vào đó.

Khi một cửa hàng mới mở cửa, chú linh vật của hãng kem này - người nghĩ mình là một con người - sẽ uống cà phê tại cửa hàng Starbucks bên cạnh, lấy giấy phép lái xe hay mua sắm tại các cửa hàng tạp hoá.

Cô bò MaggieMoo còn đang thu hút sự chú ý từ giới truyền thông như tạp chí US Weekly hay In Touch bằng việc tham gia vào các sự kiện từ thiện.Với Jennifer Johnston, phó chủ tịch hãng NexCen thì việc MaggieMoo xuất hiện bên cạnh các trẻ em tại Trung tâm y tế Santa Monica UCLA hay Bệnh viện Orthopaedic vào dịp Ngày Valentine đã gây tiếng vang lớn trong cộng đồng, tương đương chiến lược quảng cáo trị giá 3 triệu USD.

Giáo sư Daniel Howard, chủ tịch Khoa tiếp thị trường đại học Southern Methodist khuyên rằng khi doanh nghiệp lựa chọn một động vật để đại diện cho mình, hãy tìm kiếm một loại động vật có thể truyền tải tốt nhất các giá trị nhãn hiệu.

Howard giải thích rằng các nghiên cứu của ông cho thấy một bức ảnh về một cá nhân không có các động vật bên cạnh hoàn toàn không gây được sự chú ý nào cả, song nếu cũng cá nhân đó nhưng bên cạnh là một vài loài động vật thì bức hình của anh ta sẽ khiến người xem cảm thấy rằng anh ta giàu có hơn, hạnh phúc hơn và thân thiện hơn. Điều tương tự cũng đúng với các nhãn hiệu kinh doanh, từ đồ chơi trẻ em cho đến các dịch vụ tài chính.

Chìa khoá chính là ở chỗ tận dụng tối đa những quan niệm, nhận thức của mọi người về một loài vật cụ thể nào đó.

Với chú bò đực Merrill Lynch, mọi người đều hiểu được những gì mà chú bò đực này đại diện cho và khi nào họ nghĩ về Merrill Lynch, nó đem lại một sự liên kết tích cực. Howard cũng khen ngợi các quảng cáo từ Prada và nhiều hãng sản xuất túi xách khác khi hình tượng hoá các chú chó đáng yêu vào trong những chiếc túi của họ.

Trong khi đó, Jennifer Johnston khuyên rằng các doanh nghiệp nên phát triển một cá tính riêng biệt và một câu truyện đằng sau linh vật của mình. Bà cho biết: "Nó nên là sự trải rộng của nhãn hiệu và thực hiện theo các giá trị và đặc tính cốt lõi của bạn".

Một cách thức khác đó là lựa chọn một linh vật sẽ giúp các khách hàng nhớ về tên doanh nghiệp. Trong ngành công nghiệp bảo hiểm khá bảo thủ, cả hãng Aflac, viết tắt từ tên American Family Life Insurance Company, và hãng Geico, viết tắt từ Government Employees Insurance Company, đều nỗ lực để đưa cái tên của mình trở nên quen thuộc với mọi người.

Theo Jan Talamo, chủ tịch của hãng The Star Group cũng đang sử dụng con vẹt là linh vật cho các chiến dịch quảng cáo của mình thì ngành công nghiệp bảo hiểm có sức ép cạnh tranh rất lớn và Geico buộc phải có khả năng giữ cho nhãn hiệu của mình luôn ở trong tâm trí mọi người. Để làm được điều này, cơ bản họ đã đưa lại cho khách hàng những giá trị vui vẻ và nói với khách hàng rằng họ luôn ở bên khách hàng.

Một yếu tố được cả chú vịt Aflac và tắc kè Geico sử dụng để khuyếch trương hình ảnh thân quen đó là hiện diện tại càng nhiều nơi càng tốt. Chú vịt Aflac không chỉ xuất hiện trong các quảng cáo thương mại mà còn luôn hiện hữu trên web site hãng và nhiều trang web liên kết khác, thậm chí trong cả những bản nhạc chuông có thể tải về. Mọi người còn có thể mua nhiều hàng hoá liên quan chẳng hạn như cái bao phủ đầu gậy gôn hình con vịt trên trang web, và lợi nhuận được dành cho các hoạt động từ thiện.

Ban đầu, do ngân sách hạn chế nên cô bò cái của NexCen chỉ xuất hiện trên các biển quảng cáo ngoài trời, một cách thức không hiệu quả thực sự. Nhưng nay, cô bò cái đã xuất hiện trên các quảng cáo truyền hình, trong sân vận động và trên cả lịch. Và kể từ đó, doanh thu của NexCen đã tăng trên 600%.

Khi mà mục tiêu là thu hút sự chú ý của các khách hàng tiềm năng, những linh vật đáng yêu trong các quảng cáo của doanh nghiệp sẽ truyền tải được một thông điệp cụ thể. Đặc biệt thông điệp này cần thích hợp, chứ đừng rơi vào trường hợp của hãng Quizno. Chú linh vật có hình hơi giống loài chuột đồng mặc áo cướp biển và đang hát được gọi là "spongemonkeys" (Khỉ biển) đã thu hút được nhiều sự chú ý cho nhãn hiệu Quizno. Nhưng trong khi một vài người khen ngợi quảng cáo của Quizno là sáng tạo và sắc cạnh thì không ít người chỉ trích hãng đã sử dụng hình ảnh loài động vật mà có thể truyền sâu bọ cho người để bán bánh sandwich.

Tuy nhiên, dù gì đi nữa, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể huỷ các cuộc gọi cho Will Smith hay Angelina Jolie. Thay vào đó, mỗi doanh nghiệp sẽ tự xây dựng cho mình một siêu sao, xây dựng cho mình một tính cách từ một loài động vật nào đó và nhân cách hoá nó. Đó sẽ là một lợi thế kinh doanh lớn.

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

Bao bì là một công cụ truyền thông hữu hiệu ?

Với những chiến dịch được thực hiện bởi những chuyên gia giàu kinh nghiệm thường phải được trải qua những qui trình thử nghiệm và kiểm nghiệm, đồng thời được cố vấn bởi nhiều chuyên gia sản xuất và thiết kế. Những chiến dịch nghiên cứu thị trường nhằm giúp tối ưu hóa việc thiết kế và in ấn bao bì sản phẩm sau cùng trước khi đưa sản phẩm ra bán.


 Còn điều gì chưa đúng ở đây không? Tại sao những sản phẩm đã được nghiên cứu và kiểm nghiệm thực tế kỹ lưỡng lại ít mang lại một kết quả vượt trội?

Cách đây 50 năm, thị trường tiêu thụ hàng tiêu dùng còn mới mẻ và mở rộng. Nhưng đến năm 2005 thì chúng ta đang kinh doanh trong thế giới mà thị trường bị phân khúc, người tiêu dùng sành điệu hơn, hàng hóa bị bão hòa và đa chủng loại.

Trong khi chúng ta lẽ ra đã dẫn đầu với nhiều ưu thế của nhãn mác, bao bì “xem và cảm nhận” và cùng với kỹ thuật hơn 40 năm qua và nhiều mô hình trí tuệ tràn ngập thì một chiến lược thiết kế và in ấn bao bì sản phẩm thành công nên chủ động thay đổi như thế nào.

in bao bi, in an bao bi, in an, nhan mac, in nhan mac, lam nhan mac

Và bây giờ là lúc chúng ta nên nhìn lại vì một vài lý do như sau:

Bao bì là một loại hàng hóa

Bao bì chưa bao giờ được xem là một yếu tố quan trọng đóng góp cho thương hiệu. Đó là lý do ít khi thấy nhiều loại bao bì được cũng cố chức năng như một thương hiệu và như một loại hàng hóa.

Đây là 1 ví dụ: trong thực phẩm bao bì đã trở thành một phần “thiết bị nội thất” bắt buộc của loại thực phẩm đó. Tiếc rằng những bao bì đó đã và đang trở thành một thành phần thay thế nghèo nàn để nói về những mặt tốt của nhãn hiệu.

Tôi chắc rằng bây giờ hầu hết khách hàng đều biết cam, pháo nước hay một cốc sữa hình dạng như thế nào. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bàn cãi xung quanh vấn đề hình ảnh sản phẩm đang tồn tại như: “người tiêu dùng cần một tín hiệu thực của thực phẩm”.

Điều này sẽ sai khi bạn thấy rằng công ty Nudie có chiến lược sản xuất thực phẩm rất lớn nhưng không in bất cứ một hình trái cây nào trên bao bì. Vì Nudie biết rằng điều đó không làm cho khách hàng thích mua hàng của họ, vì thế nên họ đã thiết kế bao bì thể hiện nhiều điều khác lạ hơn. Trong khi đó thì phần lớn những công ty sản xuất nước ép trái cây vẫn sử dụng “phương pháp truyền thống” là nước ép táo thì nhãn phải có hình trái táo.

Điều này không chỉ đơn thuần là những bức ảnh về thực phẩm mà còn nhằm mục đích giúp người tiêu dùng quen với những hình ảnh đó và quen với thương hiệu của họ. Nhưng thật tiếc là những hình tượng đó làm cho sản phẩm của bạn bị đánh giá ngang hàng với các sản phẩm khác chứ không có gì khác biệt. Sự khác biệt ở đây là những gì bạn làm để thương hiệu của bạn có giá trị hơn so với những đối thủ cạnh tranh.


Bao bì là một công cụ truyền thông hữu hiệu

Lời nhận định này không hoàn toàn đúng mà cũng không hoàn toàn sai

Không nhiều người hiểu được sự khác biệt giữa việc xem bao bì như một công cụ xây dựng thương hiệu và bao bì như là một công cụ truyền thông. Nhưng việc phân biệt này là vô cùng quan trọng nếu bạn không muốn bao bì sản phẩm của mình trở thành một bản tin cho cộng đồng.

Mặt trước của quầy thức uống và ăn sáng Norganics Chunchola chứa đến 13 mẫu và Bathox chứa đến 9 mẫu tin nhỏ trình bày rất đẹp. Mặc dù nhiều thông tin được chuyển tải nhưng tôi không thấy chúng bị rối rắm vì các vế câu được đặt riêng lẻ và sắp xếp chúng theo thứ tự từng chủng loại. Trong khi thông thường thì càng nhiều thông tin thì càng làm cho khách hàng thờ ơ hơn chứ không phải làm cho họ mua hàng nhiều hơn.

Một minh chứng của điều này là bao bì của Coca Cola, Absolut và Tiffany. Bao bì của họ chỉ chứa tên thương hiệu là chính. Nhưng sự thành công của họ không hề suy giảm trên thị trường tiêu thụ rộng lớn. Coca-Cola, Absolute và Tiffany đã quyết định đánh vào thị trường tiêu thụ với những bao bì không bao giờ bị sai lỗi chính tả, vì thật đáng tiếc là rất nhiều thương hiệu vẫn vấp phải lỗi về câu chữ trên bao bì của họ.

Hiệu bánh Penguin và McVities Jaffa là 2 nhãn hiệu bánh snack rất thành công ở Anh mang đặc trưng riêng của công ty trên bao bì.

Có một lời tuyên bố tại hội nghị rằng: “bao bì phải thực tế” và “logo của công ty phải trình bày rõ ràng ở mặt trước của bao bì”. Nhìn mặt ngoài thì bao bì của Penguin có vẻ như không tuân theo những qui tắc đó. Thay vào đó, Penguin đã thực hiện những nguyên tắc cũ rích kia theo cách riêng của họ dựa trên những điểm mạnh mà họ đang có. Biểu tượng công ty thì không in ở mặt trước của bao bì, nhưng biểu tượng và phong cách chung của công ty được mô tả rộng hơn trên toàn bộ nhãn hiệu. Và thay vì làm cho bao bì trên mỗi sản phẩm nhìn giống nhau như chúng được sao chép ra hàng loạt thì họ lại in nhiều hình ảnh khác nhau trên những tấm nhãn khác nhau, nhưng chứa đựng hình ảnh toàn diện hơn về nhãn hiệu của công ty.

Đó là bí quyết và đặc trưng riêng của thương hiệu nhằm duy trì tính thực tế hơn là những hình ảnh. Từ ngữ trên nhãn hiệu của bánh McVities Jaffa không chỉ nhằm chuyển tải thông tin của nhãn hiệu mà còn nhằm cung cấp thêm những lợi ích tế nhị và đầy hứa hẹn mà sản phẩm cam kết mang lại. Mặc dù nó vi phạm nguyên tắc nhàm chán “mặt sau của bao bì”. Sau đây là một vài ví dụ:

Mặt sau của bao bì nhàm chán điển hình như:

Mỗi cái bánh chứa 46 gr calo
Sản xuất tại Anh
Chi tiết xin liên hệ ....

Mặt sau bao bì của bánh McVities jaffa
Mỗi bánh chứa 46 gr calo...Chúng tôi sẽ sớm có sản phẩm mới
Sản xuất tại Anh
Thông tin chi tiết xin liên hệ Jaffaholics Anonymous.
Nếu bạn gặp bất rắc rối nào xin gọi...

Lần sau cùng bạn sử dụng mặt sau của nhãn hiệu để gây cảm tình với người tiêu dùng là khi nào? Bánh Jaffa không chỉ là một nhãn hiệu có bao bì truyền tải nhiều thông tin nhất mà còn là một nhãn hiệu nổi tiếng nhất.

Thật tiếc vì câu chuyện về bánh Jaffa là một câu chuyện buồn và kết thúc không có hậu. McVities gần đây đã quyết định sử dụng lại những mẫu thiết kế bao bì kiểu truyền thống. Nếu vậy thì những mẫu bao bì đó có thất bại không? Hoàn toàn không. Nhãn hiệu đó đã thu được thành quả là tăng 14% doanh số bán. Bạn có tin không rằng bao bì đã làm nên một kỳ tích cho ban quản lý của McVities! có lẽ chiến lược bao bì sản phẩm không thật sự chỉ nhắm đến một việc là đạt kết quả kinh doanh.

Nó đơn thuần chỉ là bao bì để gói sản phẩm

Không phải thế! Bao bì là một kênh truyền thông quí báu.

Quảng cáo là việc quảng bá mà bạn thuê mướn còn bao bì là việc quảng bá mà bạn sẵn có. Thật tiếc khi bao bì rất ít khi được nhìn nhận đúng theo góc độ này. Nhưng có một số bao bì của một số sản phẩm tận dụng được cơ hội vàng để gây ấn tượng trực tiếp vào “con mắt của khách hàng”.

FedEX hiểu được rằng bao bì không đơn thuần chỉ để bảo vệ cho việc vận chuyển hàng một cách an toàn. Họ đóng gói hơn 3.3 triệu gói hàng mỗi ngày. Mỗi gói hàng phải truyền qua tay khoảng 3 khách hàng. Vậy thì công việc đóng gói này sẽ gây ấn tượng cho 9.9 triệu khách hàng mỗi ngày... hoặc 3.6 tỉ khách hàng hằng năm. (Đó là sự qui đổi của việc mua 28 phút 30 giây điểm tin truyền hình trong suốt giải đấu bóng đá của Mỹ.)

Qua việc đóng gói, mục tiêu của FedEX là gây được ấn tượng cho 3.6 tỉ khách hàng mỗi năm. Thử tính một bài toán tương tự đối với việc đóng gói bao bì của bạn xem. Bạn đã bỏ qua bao nhiêu cơ hội để gây ấn tượng đối với khách hàng trong năm qua?

Tóm lại

Nếu bạn không xem xét về những trục trặc có thể xảy ra đối với chiến lược quảng bá của công ty bạn thì chiến lược bao bì sản phẩm sắp tới sẽ tác động rất thiết thực vào thị trường. Những chiến lược bao bì lớn sẽ tốn rầt nhiều tiền, thời gian và công sức. Và nếu chiến lược đó đi sai hướng thì sẽ còn hao tốn nhiều hơn. Nhưng sẽ hao tốn chi phí nhiều nhất nếu đối thủ cạnh tranh của bạn tung ra thị trường một giải pháp đóng gói bao bì mà bạn chưa bao giờ tưởng tượng ra… và chiến lược bao bì đó đã thuyết phục được khách hàng mua sản phẩm của họ nhiều hơn của công ty bạn.

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Mở rộng thương hiệu: khó hay dễ ?

Cho đến nay, mở rộng thương hiệu không còn là một khái niệm mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, nếu “mổ xẻ” khái niệm này trong thực tiễn kinh doanh thì vẫn còn nhiều điều cần lưu ý. Và tựu trung, mở rộng thương hiệu không phải là con đường tất yếu của mọi doanh nghiệp trên đường phát triển.  

Sau khi “trà xanh không độ” ra thị trường khá thành công, Tập đoàn Tân Hiệp Phát tiếp tục đưa ra một thương hiệu mới với nhãn mác, bao bì hàng trà Barley không độ. Tương tự, sau khi thành công vang dội trên thị trường với nhãn mác, bao bì X-Men, ICP đã tiếp tục tung ra sản phẩm mới - X-Men for Boss... Phải chăng, việc mở rộng thương hiệu đã trở thành xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp trên đường phát triển?

nhan mac, bao bi, in nhan mac, in bao bi, lam nhan mac,

Từ sự lầm tưởng “chết người”...

Khi nói đến mở rộng thương hiệu, đến nay vẫn còn nhiều người liên tưởng đến việc cải tiến sản phẩm. Thực chất, phát triển sản phẩm mới chỉ là tăng tính năng của sản phẩm trên dòng sản phẩm cũ và vẫn sử dụng thương hiệu cũ. Mở rộng thương hiệu phải được hiểu là việc tạo thêm thương hiệu mới hoặc thương hiệu phụ dựa trên uy tín của thương hiệu chính đang có sẵn.

Ví dụ, khi nói đến Toyota, người tiêu dùng toàn cầu nghĩ ngay rằng đây là dòng xe tiết kiệm nhiên liệu dành cho những người có thu nhập trung bình trong xã hội. Phân khúc thị trường xe hơi cao cấp đang ở trong tay các nhãn hàng Mercedes- Benz hay BMW. Làm thế nào để Toyota có được “chân” trong thị trường cao cấp này? Lexus đã xuất hiện với đầy đủ đặc trưng để được gọi là sang trọng.

Trên chiếc xe Lexus không có logo của Toyota, nhưng nó chính là một nhãn hàng mới của Toyota. Đây là một ví dụ điển hình của việc mở rộng thương hiệu để tấn công vào một phân khúc khác của thị trường.

Khi một thương hiệu của doanh nghiệp nào đó mới được tung ra thị trường và thành công, một thị trường mới cũng vừa được tạo ra. Và khi doanh nghiệp đánh giá được tiềm năng của thị trường mới này đồng nghĩa với việc họ sẽ đưa ra một chiến lược đủ mạnh, và lâu dài để bảo vệ thị trường vừa tạo ra.

Khi ấy, các doanh nghiệp cùng ngành cũng sẽ lập tức nghĩ đến kế hoạch mở rộng thương hiệu, để cho ra một (hoặc hơn một) thương hiệu mới nhằm bảo vệ thị phần, ngăn cản sự đổ bộ của các đối thủ.

Nhiều chủ thương hiệu lầm tưởng rằng việc mở rộng thương hiệu là một xu hướng (con đường) tất yếu của quá trình phát triển. Do vậy, họ đã bằng mọi giá đưa một thương hiệu mới ra thị trường.

Nhưng thực tế cho thấy, mở rộng thương hiệu không phải lúc nào cũng là sự lựa chọn đúng đắn và khôn ngoan. Nói cách khác, mở rộng thương hiệu không phải là con đường tất yếu của mọi doanh nghiệp muốn phát triển. Quan trọng hơn việc mở rộng thương hiệu là doanh nghiệp phải có chiến lược xây dựng thương hiệu bài bản cho riêng mình.

... Đến những thất bại trên thực tế

Vào những năm 2007 - 2008, khi thị trường bất động sản tại Việt Nam đang “sốt”, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều tập đoàn, công ty đổ xô mở rộng ngành nghề kinh doanh sang lĩnh vực bất động sản, bất kể lĩnh vực mình đang hoạt động  chẳng liên quan gì đến... bất động sản.

Nhiều thương hiệu mới ra đời với hình thức gắn thêm chữ “land” hay “real” vào thương hiệu cũ. Nhưng chỉ khoảng hơn một năm, hầu hết các công ty có “đuôi” gắn thêm này đã phải sớm chia tay với thị trường, trả lại “sân chơi” cho những công ty bất động sản chuyên nghiệp.

Thị trường Việt Nam đã chứng kiến nhiều trường hợp mở rộng thương hiệu thiếu chiến lược dài hơi, như việc một số công ty sản xuất hàng tiêu dùng, sau khi thành công bước đầu với nhãn hàng dầu gội, đã vội vàng quyết định “lấn sân” sang thời trang, nước ngọt, nước mắm...

Khi đầu tư cho một ngành hàng mới, chắc chắn nguồn lực sẽ bị phân tán, nếu nguồn vốn không đủ mạnh thì khó lòng nuôi sống những “đứa con thêm” (nhãn hàng mới) ấy. Unilever có hơn 1.700 sản phẩm, kinh doanh từ bột giặt, kem đánh răng, xà bông cho đến mỹ phẩm, trà với  nhiều thương hiệu khác nhau.

Nhưng để “bắt chước” được trường hợp cá biệt này, ngoài việc phải có một chiến lược dài hạn, cần cân nhắc về nguồn lực đầu tư (con người, tài chính), phạm vi và quy mô thị trường...

Nhìn ra thế giới, cũng không thiếu những câu chuyện thất bại khi mở rộng thương hiệu. Nhà sản xuất mô tô lừng danh Harley Davidson đã nếm mùi thất bại trong chiến dịch mở rộng thương hiệu sang lĩnh vực mỹ phẩm (sản xuất nước hoa).

Harley Davidson đã làm phật lòng khách hàng trung thành khi định vị “nam tính, mạnh mẽ” của họ bị dòng nước hoa mới gây ảnh hưởng xấu. May mà Harley Davidson kịp nhận ra sai lầm, ngưng sản xuất nước hoa.

Một ví dụ điển hình khác: Đại gia hàng đầu về xuất khẩu chuối Chiquita từng đau khổ tột cùng khi tung ra sản phẩm thỏi nước ép trái cây đông lạnh. Cuộc thử nghiệm này là một thảm họa thực sự đối với họ. Theo Business Week, thất bại trên làm Chiquita thiệt hại hơn 30 triệu USD.

Hoặc vụ Ben-Gay, thương hiệu quen thuộc trong lĩnh vực dầu xoa bóp “ngẫu hứng” tung ra thuốc cảm aspirin. Tương tự, Smith & Wesson - chuyên gia số một của Mỹ về súng lục tung ra xe đạp leo núi; Cosmopolitan - một tập đoàn báo chí khổng lồ tung ra sữa chua dành cho quý bà, Pond - công ty sản xuất kem dưỡng da lừng danh tung ra “thuốc” đánh răng...

Tất cả đều nhận được kết quả không như mong đợi, nếu không muốn nói là tổn thất cay đắng.

Nhiều chuyên gia nổi danh trên thế giới, mà điển hình là Jack Trout và Al Ries đã cho rằng, sức mạnh thương hiệu tỷ lệ nghịch với sự mở rộng thương hiệu, và những thương hiệu hàng đầu chỉ nên tập trung vào một định vị trong tâm trí khách hàng. Ví dụ, khi nói đến Pepsi thì người tiêu dùng nghĩ ngay đến “nước ngọt giải khát”, KFC là “thức ăn nhanh”, hay BMW chỉ có nghĩa là “xe hơi hạng sang”...

Thử tưởng tượng, nếu Pepsi mở rộng thương hiệu sang ngành dầu khí, KFC tham gia ngành viễn thông, hay BMW mở rộng thương hiệu sang mỹ phẩm, Jack Trout và Al Ries cho rằng chắc chắn không sớm thì muộn họ cũng phải chia tay với thị trường thứ hai này.

Cần tạo thế chủ động

Trong kinh doanh, không có đúng - sai rõ ràng, cũng không có quy trình cụ thể nào phù hợp cho tất cả các doanh nghiệp. Việc mở rộng thương hiệu cũng vậy. Chìa khóa cho sự mở rộng thương hiệu thành công là xác định những giá trị cốt lõi của thương hiệu.

Còn để thực hiện thành công quá trình này, chủ thương hiệu cần có những nghiên cứu cụ thể, và không thể nôn nóng. Việc xác định chiến lược định vị cho nhãn hiệu mới cũng rất quan trọng.

Hơn bao giờ hết, chủ thương hiệu phải tạo ra “vùng sống mới” trong tâm trí khách hàng, và đương nhiên nó không thể trùng lắp với “vùng sống cũ” của chính mình. Nếu hai định vị này nằm ở hai phân khúc khác nhau, bổ trợ cho nhau thì sẽ trở thành lợi thế cho nhãn hiệu mới ra thị trường.

Trong một số trường hợp, doanh nghiệp cần tung ra nhãn hiệu mới để “lấp đầy” khoảng trống do thương hiệu chính tạo ra, nếu không, “chiếc bánh” sẽ rơi vào tay đối thủ cạnh tranh.

Để có thể tạo thế chủ động khi có nhu cầu mở rộng thương hiệu, doanh nghiệp còn phải chuẩn bị về con người và tài chính theo hướng lâu dài. Đây sẽ là một việc làm quá sức với nhiều công ty có tiềm lực khiêm tốn nhưng lại nôn nóng mở rộng thương hiệu.

Phải chọn thời điểm phù hợp, cho đến khi doanh nghiệp thật sự tự tin có thể nuôi sống được nhãn hàng mới. Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp quá ôm đồm với khá nhiều thương hiệu, nhưng sức sống của thương hiệu nào cũng èo uột, nhạt nhòa trong tâm trí khách hàng.

Hình ảnh này giống như một gia đình thu nhập thấp nhưng lại đông con, khiến đứa nào cũng không được chăm sóc chu đáo.

Việc thấu hiểu khách hàng mục tiêu (tìm hiểu insight) cũng chính là “điều kiện đủ” cho việc mở rộng thương hiệu. Tất cả sản phẩm mới đều phải dựa trên một nhu cầu có thật của khách hàng. Nhiều công ty tầm cỡ thế giới đôi lúc cũng mắc phải sai lầm này.

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp rất thành công khi mở rộng thương hiệu, nhưng bên cạnh đó cũng có không ít doanh nghiệp thất bại. Kinh doanh là thế, rủi ro và may mắn luôn song hành.

Vấn đề là doanh nghiệp phải hiểu rõ thực lực của mình, cân nhắc kỹ lưỡng trong sự tỉnh táo khi quyết định có nên mở rộng thương hiệu hay không và khi nào thì bắt đầu.

Phối màu trong thiết kế bao bì, nhãn mác

Tạo sự thu hút, chú ý khách hàng bởi màu sắc của bao bì, nhãn mác luôn là câu hỏi đặt ra hàng đầu cho bất kỳ một người họa sỹ thiết kế đồ họa nào. Làm thế nào để sản phẩm trông thật đẹp, thật bắt mắt để sản phẩm đó không bị các sản phẩm khác “che khuất”? Bởi yếu tố ban đầu thu hút sự chú ý của khách hàng không phải là chất lượng mà chính là bao bì, nhãn mác của sản phẩm. Màu sắc của sản phẩm bao bì, nhãn mác sẽ phần nào quyết định sự thành công của sản phẩm trên thương trường.

Để thiết kế được một bao bì, nhãn mác đẹp đẹp đòi hỏi người hoạ sỹ phải có sự hiểu biết thấu đáo về màu sắc. Mỗi một lĩnh vực đều có những màu sắc để biểu hiện riêng.

in bao bi, in nhan mac, lam nhan mac

- Trong thiết kế bao bì, nhãn mác cho sản phẩm phục vụ ăn uống, thì màu sắc trông phải thật ngon lành hấp dẫn. Chính vì vậy việc sử dụng màu sắc mô phỏng từ tự nhiên sẽ gợi sự tưởng tượng từ phía người sử dụng, bởi tông màu này kích thích thị giác tạo cảm giác hấp dẫn, ngon miệng.

- Trong thiết kế bao bì cho những sản phẩm ngành y tế sự đơn giản về màu sắc sẽ là yếu tố được chú trọng. Các tông màu hay được sử dụng như: xanh, lơ, đỏ, vàng… sẽ tạo một cảm giác an toàn, tin cậy. Tránh sử dụng nhiều màu lòe loẹt, rực rỡ, tạo sự tương phản mạnh.

- Sản phẩm cho ngành thể thao thì ngược lại. Những màu thường được sử dụng như: tím, vàng, đỏ, đen, xanh… nhiều khi là những màu đối lập, rực rỡ, tạo sự tương phản mạnh mẽ. Những màu trên như khẳng định sự tự tin, mạnh mẽ, táo bạo những tính chất được coi trọng hàng đầu trong thi đấu.

- Sự quyến rũ, lôi cuốn là yếu tố hàng đầu được đạt ra cho sản phẩm của mỹ phẩm. Chính vì vậy tông màu được sử dụng thường là những màu nhẹ như: các tông màu tím, hồng… Những sắc màu này thưòng gợi sự uyển chuyển, nhẹ nhàng, sang trọng và quyến rũ.

Sản phẩm của mỗi ngành nghề đều mang những sắc thái khác nhau. Sự biểu cảm của mỗi ngành nghề phải dựa vào những hiểu biết, sự cảm nhận, óc sáng tạo của người họa sỹ.

Màu sắc trong bao bì nhãn mác không chỉ làm cho sản phẩm nổi bật, thu hút sự chú ý của mọi người mà nó còn có nhiệm vụ kết nối các mặt với nhau (đối với sản phẩm đồ hộp) tạo nên một bố cục chặt chẽ, vững chắc cho sản phẩm. Trên bề mặt sản phẩm bao bì nhãn mác có rất nhiều lượng thông tin mà nhà sản xuất cung cấp cho người tiêu dùng như: thành phần, khối lượng, ngày sản xuất, địa chỉ… tất cả đều rời rạc nhưng không thể thiếu đối với một sản phẩm. Vậy nhiệm vụ của người họa sỹ là làm thế nào để liên kết những thông tin đó thành một thể thống nhất giữa các mặt tạo một bố cục hài hoà, hợp lý cho sản phẩm.
Màu sắc bao bì nhãn mác phải nêu bật nội dung bên trong của sản phẩm. Bao bì là phần vỏ bọc bên ngoài có nhiệm vụ bảo vệ sản phẩm khỏi tác động từ môi trường bên ngoài, tiện dụng trong việc vận chuyển. Chính vì vậy sản phẩm bên trong bị che khuất, người tiêu dùng không thể hình dung được hình dáng, màu sắc của sản phẩm. Vì thế bao bì có nhiệm vụ miêu tả cho khách hàng nội dung sản phẩm bên trong. Có thể bằng nhiều cách miêu tả:

- Dùng hình ảnh miêu tả. Biện pháp này đạt được hiệu quả rõ ràng chính xác nhất như vỏ hộp chè thì chụp hình cây chè, vỏ đèn chụp cây đèn… Phương pháp này tạo nên hiệu quả thẩm mỹ thấp, nó chỉ như một dạng mô phỏng một cách cứng nhắc không gây được ấn tượng mạnh.

- Dùng màu sắc biểu cảm nội dung bên trong kết hợp với những hình ảnh đặc sắc. Người hoạ sỹ thường mô phỏng theo màu sắc của sản phẩm, gợi cảm giác nói lên tính chất của sản phẩm.

Phương pháp này thường được sử dụng trong bao bì thực phẩm đồ ăn, uống, Thời trang. Nó tạo nên hiệu quả thẩm mỹ cao bởi sự chủ động màu sắc cũng như ý đồ của người họa sỹ. Để mô tả đồ uống từ hoa quả được làm từ trái cây như: dâu, cam, táo… việc sử dụng những màu hồng, cam, xanh… sẽ đựơc người sử dụng hình dung tưởng tượng đến mùi vị thơm ngon của hoa quả, bởi những màu như vậy đã được điển hình hoá, cô đọng mà xúc tích.

Màu nâu đen trong sản phẩm cacao đã đưa đến cho người dùng một cảm giác ngọt ngào mà quyến rũ. Màu sắc này đã trở thành một biểu tưọng về màu sắc cho những sản phẩm chocolate. Sự biểu cảm của ngôn ngữ màu sắc là rất lớn. Qua người hoạ sỹ thiết kế, ngôn ngữ của màu sắc càng trở nên phong phú, sinh động, gây ấn tượng hơn bao giờ hết, sự biến diện của ngôn ngữ màu sắc càng trở nên linh hoạt, kỳ ảo hơn.

Trong thiết kế sản phẩm đồ hộp, nhiều khi để khoe, để lộ những sản phẩm bên trong thì việc tạo ra một khoảng “trống” cũng là một cách. Phương pháp này sử dụng trong những trường hợp những sản phẩm bên trong có màu sắc đẹp hấp dẫn. Ví dụ ở trong hộp chì màu, hộp màu nước, để lộ những màu sắc của chúng qua một lần chất liệu trong suốt sẽ trở nên vô cùng hấp dẫn .

Các sản phẩm như: đồng hồ, mỹ phẩm … cũng hay được sử dụng phương pháp này bởi sự kết hợp màu sắc thật của sản phẩm cùng sắc màu của bao bì sẽ tạo ra một sự mới lạ. Màu sắc trong thiết kế hiện đại bây giờ cũng rất hiện đại. Nhiều sản phẩm có màu của các vật liệu cao cấp vũ trụ hoặc các chất liệu có khuynh hướng tạo ra các vỏ bọc trong suốt ( như vỏ đồng hồ Swatch) được pha bằng những màu xanh của gam lạnh tạo cảm giác bay bổng, sang trọng và tươi tắn giúp tôn cao giá trị của sản phẩm.

Bao bì chứa các sản phẩm công nghiệp như: ti vi, tủ lạnh, máy tính, viêc sử dụng những mảnh màu đơn giản: ghi, xanh, đen, đỏ…sẽ mang lại cho những sản phẩm này một sự rõ ràng mạch lạc. Đặc điểm sản phẩm nay thường lớn , vỏ hộp phải cấu tạo vững chắc ,việc sử dụng những tông màu ghi, kết hợp với màu của bao bì sẽ thuận lợi trong quá trình in ấn và gia công sản phẩm đồng thời cũng tạo cho sản phẩm không bị nặng nề bởi màu sắc choáng ngợp rực rỡ.

Thiết kế bao bì sản phẩm mang đậm màu sắc của từng vùng từng miền của sản phẩm:
Trong quá trình giao lưu hợp tác buôn bán, sản phẩm của nhiều nứơc đã tràn ngập trong thị trường nứơc ta. Có nhiều thiết kế bao bì nhãn mác đã biểu đạt được xuât xứ của chúng mà không cần nhìn tới dòng chữ “made in” bởi chính những tín hiệu và màu sắc của chúng. Các sản phẩm thiết kế theo phong cách này thường khó thể hiện, không nhiều nhưng lôi cuốn được người sử dụng.

Chính vì vậy việc kết hợp phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong những sản phẩm đồ họa quảng cáo là điều cần thiết cho nhà thiết kế. Thiết kế ra những bao bì nhãn mác mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc luôn là điều mong đợi của người sử dụng. Bởi bao bì nhãn mác không chỉ còn là bao bì đựng, mà nó là một sản phẩm văn hoá mang đặc trưng ngôn ngữ của những vùng, miền sản xuất ra nó.

Xây dựng biểu tượng màu sắc trong thiết kế sản phẩm:

Cùng với cuộc sông hiện đại, nhu cầu thẩm mỹ của công chúng ngày càng được nâng cao. Để đáp ứng thị hiếu thẫm mỹ đó, việc thay đổi bao bì nhãn mác sao cho đẹp là điều cần thiết, là quy luật tất yếu của sản xuất hàng hoá. Việc xây dựng những biểu tượng màu sắc trong thiết kế sản phẩm không nằm trong quy luật chung đó.
Bao bì sản phẩm bột ngọt Ajinomoto hay “chỉ có hiệu tô đỏ” đó là biểu tượng màu sắc mà Ajinomoto xây dựng. Màu sắc đó không hề thay đổi theo thời gian, sắc đỏ thể hiện sự vững bền của công ty và của sản phẩm. Đó là vẻ đẹp không thay đổi, nó ăn sâu vào tâm trí của những thế hệ tiếp theo, từng bước nhịp nhàng cùng con người bước vào kỷ nguyên mới.

Từ đó nhà sản xuất như muốn nói chất lượng của sản phẩm thật tuyệt vời, nó sẽ tồn tại với thời gian. Tùy từng tiêu chí đưa ra của nhà sản xuất mà màu sắc trong sản phẩm có sự thay đổi. Ta có thể bắt gặp trên thị trường những biểu tượng màu như trên: đó là biểu nhãn vàng của chè Lipton, màu đỏ của Coca Cola…

Xây dựng biểu tượng màu sắc là một hình thức quảng cáo hữu hiệu nhất cho mỗi một sản phẩm. Đó là hình thức không mấy dễ dàng cho nhà sản xuất bởi rất nhiều yếu tố tác động. Cùng với thời gian, sản phẩm phải được người tiêu dùng chấp nhận, nên khi chọn màu biểu tượng đòi hỏi người họa sỹ phải có tầm nhìn sao cho màu sắc đó luôn mới mẻ, hiện đại trong con mắt của người tiêu dùng.

Màu sắc bao bì, nhãn mác trong lễ hội:
Lễ tết luôn là những ngày được con người coi trọng bởi nó gắn liền với truyền thống văn hoá, tín ngưỡng của mỗi dân tộc. Đây là những dịp tốt nhất để các nhà sản xuất quảng bá tiêu thụ sản phẩm của mình cho người tiêu dùng. Vì vậy bao bì, nhãn mác phục vụ cho lễ tết của sản phẩm có sự thay đổi.

Trong không khí tưng bừng của lễ hội, đèn hoa rực rỡ sự góp mặt của những màu sắc rực rỡ của những sản phẩm tiêu dùng luôn thu hút được người tiêu dùng. Tìm hiểu được đặc trưng văn hoá truyền thống của từng dân tộc để đưa ra những màu sắc thích ợp trong ngày lễ tết đòi hỏi người họa sỹ thiết kế sự hiểu biết sâu sắc về màu sắc và tâm lý người tiêu dùng.

Ở Việt Nam trong ngày tết cổ truyền thì màu đỏ là gam màu chủ đạo được mọi người ưa thích bởi màu đỏ là màu của vui vẻ, đầm ấm, may mắn, hạnh phúc… Bên cạnh cành đào truyền thống là cành mai với sắc vàng rực rỡ sẽ đem lại cho con người nhiều tài lộc thịnh vượng. Vì vậy sản phẩm phải mang màu sắc sinh động, tươi vui. Các màu đỏ, vàng được sử dụng một cách rộng rãi.

Các Sản Phẩm Quảng cáo cho Sản Phẩm Chính Đi kèm trong một chiến dịch quảng cáo bao gồm Brochure, Poster, Sticker, Fly.... Luôn có sự thống nhất và đòi hỏi người họa sĩ thiết kế phải thấu hiểu và nắm bắt được tất cả những yếu tố trên, mới mang lại thành công cho Sản phẩm, cũng như một thương hiệu.

Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

Nghệ thuật đặt tên thương hiệu


Tên công ty được ví là “tiếng kêu” của công ty nhằm lôi kéo sự chú ý của người tiêu dùng. Bạn có thể bắt gặp khắp nơi đủ loại tên công ty – trên báo chí, quảng cáo, truyền hình hay Internet – và tất cả đều thu hút sự quan tâm của mọi người. Trong các hệ thống tìm kiếm, mỗi cái tên sẽ cố gắng để át tiếng kêu của những cái tên khác, bởi vì tất cả đều muốn được đứng cao hơn trong danh sách kết quả.

nhan mac, bao bi, nhan, in bao bi, in nhan mac,


Khi việc đặt tên thương hiệu bắt đầu chiếm vị trí quan trọng trong kinh doanh, vì nó đi liền với bao bìnhãn mác sản phẩm của thương hiệu, mỗi tên gọi đều cần tỏ ra mạnh mẽ, độc đáo, liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, làm lay động giác quan người nghe/đọc, có khả năng thu hút sự quan tâm rộng rãi, đồng thời phải có âm sắc lôi cuốn. Vì thế, bạn không bao giờ nên nghĩ đến việc sử dụng những cái tên phát âm quá phức tạp hay những cái tên mà lý trí khó chấp nhận. Tên thương hiệu cần phải xuất hiện bất ngờ trong suy nghĩ của người tiêu dùng, khi họ sắp ra những quyết định mua sắm, nếu không, cái tên đó hoàn toàn vô dụng.

Và khi đó, doanh số bán hàng của bạn sẽ chịu thiệt hại trực tiếp. Khi có một cái tên lạ tai, bạn lập tức nhận ra ngay, ví dụ như Sony, Panasonic, Telus, Celestica …và lý trí của bạn sẽ xem xét, phân tích chúng, cũng như xếp cho chúng một vị trí riêng biệt trong hàng loạt những thông điệp đơn điệu bình thường khác. Khi tên thương hiệu có tính chất bao quát với những từ như “tổng” hay “liên hiệp”, chẳng hạn như United Systems hay General Insurance, nó hay rơi vào khuynh hướng bị gạt bỏ và lãng quên. Các từ ngữ và khái niệm bạn vẫn sử dụng hàng ngày ít khi gây ra những phản ứng tích cực. Các con số cũng vậy – lý trí có khuynh hướng không ghi nhớ con số, những nét vạch chéo, gạch ngang, biểu đồ và một vài ký hiệu khác. Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy, chỉ những tên gọi hiếm, độc đáo, đơn giản nhưng phải đủ mạnh mẽ mới có cơ hội sống sót và trở thành huyền thoại.

Trong hoạt động kinh doanh, thông thường tên thương hiệu chỉ là một từ duy nhất. Nếu là 2 từ - sự thành công của nó không có gì đảm bảo. 3 từ - công ty khó mà tồn tại. 4 từ thì sao? Có lẽ bạn không nên lập công ty làm gì cả. Bên cạnh đó, nếu có hàng chục công ty khác cũng đang sử dụng chính những từ đó trong cùng lĩnh vực với bạn, thì tên công ty bạn sẽ chìm nghỉm giữa đám đông.

Một lời khuyên hữu ích dành cho bạn: hãy đưa tên công ty bạn vào hệ thống tìm kiếm trực tuyến. Nếu kết quả là hàng trăm công ty khác đã sử dụng cái tên tương tự, thì tất cả công sức và tiền bạc mà bạn đổ vào quảng cáo đã trở nên vô nghĩa. Điều này cũng giải thích tại sao văn phòng của bạn luôn thưa thớt khách hàng, trang web của bạn ít người ghé thăm… Bạn đừng quên rằng một cái tên công ty chỉ được đánh giá là “tốt” khi nó có thể bắt chiếc máy tính tiền của bạn làm việc.

Hơn 1 ngàn dự án đã phải thất bại chỉ trong vòng một năm qua, trong đó có thể kể đến những cái tên như Kozmo, Gazoontite, Boo.com và Marchfirst. Chỉ riêng Marchfirst (vừa có nghĩa là “ngày 1 tháng 5”, vừa là “đi trước tiên”) thì lại chẳng dính dáng gì đến ngày tháng, cũng không phải là ngày khởi đầu hoạt động của công ty. Có lẽ điều này liên quan đến cái tên đã được đăng ký trước đó là Aprilfirst (ngày 1 tháng 4). Người tiêu dùng không hiểu chủ ý của cái tên, và sự đa nghĩa đó đã đẩy công ty đến chỗ phá sản. Vậy có thể không quá lời, nếu nói rằng cái tên đã chơi một vố đau, thậm chí trả thù, khi nó bị làm cho phức tạp, rối rắm không cần thiết.

Và dưới đây là những điều bạn cần lưu ý khi đặt tên thương hiệu cho công ty mình:

“PAN” hay “PROPAL”? Cái tên công ty cần phải hướng đúng đến trọng tâm của lĩnh vực kinh doanh mà bạn đang tham gia. Khách hàng tiềm năng có thể tìm đến các đối thủ cạnh tranh của bạn chỉ vì lý do là tên công ty bạn na ná tên hàng chục công ty khác. Hoặc giả cái tên của bạn rất khó nhớ, chỉ đơn giản vì khó đọc, viết cho chính xác, dẫn đến việc khó khăn trong khi đưa cái tên này vào hệ thống tìm kiếm. Ví dụ, enonymous.com - thay chữ “a” bằng “e”: khó nhớ và dễ nhầm; geotele.com – hay là bạn đang muốn tìm từ geotel? 2way.com – có quá nhiều cách viết; fastv.com – fas-tv hay fast-v? csonet.com – phát âm không thuận.

Sự đa nghĩa: Cái tên được lý giải theo những cách khác nhau trong các nhóm khách hàng khác nhau, mà hậu quả của nó sẽ là hình ảnh công ty bị lu mờ và méo mó một cách nghiêm trọng. Ví dụ, macsleep: đối với nhiều người, cái tên này có điều gì đó gợi nhớ đến McDonald’s; còn thinktankworldwide.com có nghĩa là gì? Ý nghĩa của B2E.com cũng không dễ đoán.

Cuộc khủng hoảng có tính chất tiến hóa: Khi cái tên đang sử dụng không thể hiện được nguồn gốc và ý tưởng mới, bạn sẽ nghĩ đến việc đưa ra một cái tên mới và bạn sẽ có thể rơi vào mớ bòng bong của những cái tên. Chẳng hạn, accipiter.com, mesomorphosis.com, CIT… thật tối nghĩa, còn efdex lại không phải là FedEx, eBreviate – thật kinh hoàng mỗi khi phải phát âm, i2 – nhiều cách viết, trong khi thông điệp lại thiếu rõ ràng.

Dạy dỗ mọi người: là khi bạn phải hướng dẫn người tiêu dùng đọc, viết và phát âm chính xác tên gọi của công ty bạn, giải thích xuất xứ của nó. Tuy nhiên, thay vì thúc đẩy kinh doanh, bạn lại dạy mọi người cách hành xử mỗi khi đối mặt với cái tên của bạn. Cách làm này không có tác dụng, ví dụ Gekko/Gyco, Atto/Auto, Clarity/Clarica. Hay equipp.com với chữ “p” dư thừa để làm gì? bellzinc.com là công ty điện thoại hay khai mỏ? eWanted.com – ai bị truy nã (wanted trong tiếng Anh nghĩa là “bị truy nã”), vì lý do gì?

Tính quốc tế: Liệu tên công ty bạn có gặp trở ngại khi dịch ra tiếng nước ngoài, có trở nên vô nghĩa, ngớ ngẩn hay mang nghĩa bất lịch sự không?. Ví dụ phocuswright.com – ai viết vậy? clickmango.com không được chấp nhận ở Thái Lan.

Chủ sở hữu: Nếu bạn không nắm vững các quy định về thương hiệu, hoặc bạn không có một tên miền mang ý nghĩa nghiêm túc, thì bạn có thể rơi vào những tình huống tệ hại. Tất cả công sức của bạn sẽ phải tập trung để giải thích, tạo ra sự khác biệt, và cuối cùng là bạn chỉ quảng cáo cho đối thủ của mình. snowball.com, living.com, thirsty.com, go.com, eve.com đều là sự đầu tư vô nghĩa cho việc đặt tên.

Thanh minh, biện hộ: Bạn không cần bắt buộc nhân viên thực hiện thêm một nhiệm vụ nữa là giải thích cái tên công ty, mỗi lần họ đưa danh thiếp cho ai đó. ebolavirus.com - loại virus này có lây lan không? wetnose.com - ồ, cám ơn, khách hàng sẽ tự xoay sở được mà không cần đến danh thiếp của bạn!

Để không phải rơi vào những tình huống dở khóc, dở cười, bạn hãy nhớ tuân thủ 3 “quy tắc vàng” là: không sao chép những cái tên nổi tiếng hay đang được chú ý, không thổi phồng ý nghĩa của cái tên và hãy đăng ký bảo hộ cho tên công ty mình. Việc tên công ty bạn có thể vươn ra toàn cầu được hay không sẽ phụ thuộc vào việc bạn có tuân thủ các quy định của việc đặt tên không.

Cho sản phẩm của mình một cái tên (branding) là việc giới thiệu sản phẩm dưới nhiều hình thức và phạm vi khác nhau, từ chiều dọc đến chiều ngang, từ trong ra ngoài và từ trí tuệ đến tinh thần, nhưng khi việc đặt tên liên quan đến quá trình đặt tên cho công ty (naming), thì tên sản phẩm dường như đứng ngoài cuộc. Việc đặt tên cho công ty có thể so sánh với một phép thuật, còn đặt tên thương hiệu là trò phù thủy. Nếu tên gọi của bạn có phép thuật, thì với một vài trò phù thủy, bạn có thể lôi kéo và thôi miên khán giả. Ngược lại, bạn sẽ bị bỏ qua với những màn trình diễn tầm thường.

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

Để cho thương hiệu đứng vững



 Ba yếu tố chính cho một thương hiệu phát triển mạnh mẽ.

Sản phẩm + Chuyên nghiệp + Lời hứa = thương hiệu Sản phẩm: Nếu bạn chỉ nghĩ rằng việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu: nhãn mác, bao bì, logo … chỉ là xây dựng nên một sản phẩm và giả định rằng chính sản phẩm này sẽ là nền tảng để thương hiệu của bạn phát triển thì vẫn chưa đủ.

Hãy hỏi cách mà Apple làm để tạo nên thương hiệu TV Apple, Microsoft với sản phẩm Zune hay sản phẩm New Coke của Coca-Cola khi nó ra mắt sản phẩm uy tín này của mình. Trừ khi bạn tính tặng không những sản phẩm làm ra cho khách hàng còn không thì đừng nên có suy nghĩ và dự định rằng các sản phẩm làm ra có thể tự mình thu hút được sự quan tâm từ phía khách hàng và tiêu thụ được.


Sản phẩm

Trước tiên hãy xem xét kỹ những yếu tố nào giúp sản phẩm của bạn thật sự khác biệt so với các sản phẩm khác. Hãy xem xét làm thế nào mà sản phẩm của bạn có thể ngăn chặn những cơn đau khó chịu, mang đến sự thoải mái và vui vẻ cũng như khiến tất cả những ai sử dụng nó đều phải ghen tỵ và quan trọng hơn hết là khiến mọi người phải nói về nó? Đối với một công ty mới thành lập chắc hẳn không thể kham nổi khoản tiền dành cho chi phí quảng cáo vì thế tin truyền miệng sẽ là công cụ hàng đầu của bạn để giúp bạn xây dựng thương hiệu.

Chuyên nghiệp:

Công ty bạn vừa mới phát triển ra một sản phẩm có thể làm thay đổi cả thế giới. Xin chúc mừng. Bây giờ bạn đã là một chuyên gia với sản phẩm của mình. Thế giới đánh giá rất cao nó, nhiều người mua sản phẩm của bạn (có cả những người sẽ không thèm mua sản phẩm của bạn và họ sẽ là kẻ thất bại), và cách mà sản phẩm của bạn tác động lên thế giới.

Khi bạn là một người tiên phong, đột phá về ý tưởng, thì chính bạn đã ảnh hưởng lên người mua để khiến họ phải tin rằng họ không thể sống mà thiếu sản phẩm của bạn. Để làm được điều này hẳn là không dễ chút nào: Bạn phải thu thập các thông tin, dữ liệu thống kê, lắng nghe những động thái từ các đối thủ cạnh tranh và năng đọc báo để hiểu được văn hóa và tầm nhìn chiến lược phạm vi toàn cầu của công ty mình sẽ thích ứng như thế nào với những lời bình luận tại thời điểm hiện tại.

Một chuyên gia thực sự sẽ hiểu và biết phải làm gì để phù hợp với những thị trường chưa được khai thác mà công ty đang tìm kiếm và cả phương thức để tiếp cận cũng như kết nối với những thị trường đó. Bằng cách chú ý vào thực tế và dự báo những gì có thể sẽ xảy ra trong tương lai gần, bạn có thể trở thành người đi đầu về ý tưởng trong ngành của mình. Bạn chỉ cần làm đúng các bước trên để có được những điều cần thiết cho việc xây dựng thương hiệu của mình.

Lời hứa:

Bạn hãy thử nghĩ đến một số thương hiệu mà bạn yêu thích như  BMW, McDonald’s, Nordstrom, Apple. Những công ty này đã hứa với khách hàng của họ những điều gì? Họ có hoàn thành chúng mọi lúc không? Và câu trả lời đương nhiên là có. Cho dù đó là một sản phẩm về kỹ thuật, một bữa ăn đáng tin cậy hay một dịch vụ hay có thể là một phát kiến thì các công ty này đều thực hiện đúng lời hứa của mình với mọi khách hàng, mọi lúc và không bao giờ khiến khách hàng phải thất vọng. và đó chính là cách mà bạn thiết lập nên sự tin tưởng và một nền tảng vững chắc cho thương hiệu của mình.

Để khám phá ra được lời hứa dành cho khách hàng đối với thương hiệu của riêng mình, hãy đào sâu tìm hiểu ba câu hỏi sau đây: Tại sao bạn lại phát triển nên sản phẩm này? Bạn có thể chuyển giao hoàn toàn 100% những gì bạn đã hứa với khách hàng cả về chất lượng sản phẩm lẫn những dịch vụ đi kèm? Và bằng cách nào bạn có thể giúp cho cuộc sống của khách hàng mỗi ngày càng trở nên tốt hơn?

Hãy luôn nhớ rằng Ray Kroc không bao giờ định làm ra những chiếc bánh thịt bò bơ gơ ngon nhất, nhưng là để lập ra nhà hàng cung cấp những bữa ăn đáng tin cậy nhất thế giới. Cũng giống như thế BMW không chế tạo ra những chiếc xe hơi rẻ nhất, đẹp nhất hay những kiểu xe hơi dành cho gia đình những đơn thuần xe của hãng BMW luôn là xe có thiết kế tốt nhất về mặt kỹ thuật. Đó chính là những lời hứa mà các kỹ sư hàng đầu từ Đức hứa sẽ mang đến cho khách hàng mọi lúc họ sử dụng xe của BMW.

Cuộc sống của khách hàng sẽ được cải thiện đáng kể và tốt hơn rất nhiều bởi vì mỗi lần họ ngồi trên những chiếc xe hơi của BMW họ có cảm giác an toàn và tự hào hơn khi được gần các thiên tài về động cơ xe hơi. Lời hứa đã được đáp ứng chính là những gì đã tạo ra sự khác biệt và làm cho khách hàng quay trở lại với một thương hiệu. Và khi bạn khiến một khách hàng quay trở lại với mình thì khi đó bạn đã thực sự có được một thương hiệu của riêng mình

Hiệu quả nhãn hiệu mang lại



Khi Martin Lindstrom, một chuyên gia tư vấn thương hiệu có tiếng đồng thời là tác giả cuốn sách “Brand Child and BRAND sense” ghé thăm Ấn Độ, một khái niệm nhãn hiệu và một sản phẩm khá đặc biệt đã thu hút sự chú ý của ông. Đó là Lijjat Papad - nhãn hiệu bánh mì được cả nước Ấn Độ biết tới. Điều thú vị về sản phẩm không nằm ở hương vị bánh mì mà ở trong phương thức sản xuất và phân phối.

Bánh mì Papad không được sản xuất số lượng lớn tại các cửa hàng bánh mì. Nó do hàng nghìn các phụ nữ sản xuất ra tại chính căn nhà của họ. Vào mỗi buổi sáng sớm hàng ngày, những chiếc xe tải Lijjat Papad tạt qua vô số các nhà làm bánh mì để lấy bánh và chuyên chở tới hàng triệu cửa hàng trên khắp đất nước Ấn Độ. 

nhan, mac, in an nhan mac, lam nhan mac

Trong bối cảnh của mô hình kinh doanh này, thuật ngữ “sản xuất tại nhà” (homemade) mang một ý nghĩa rõ ràng: bánh mì được sản xuất bởi bàn tay con người, cho tất cả mọi người.

Triết lý của Lijjat Papad không mấy khác thường ở Ấn Độ cũng như một vài nơi khác. Ngày nay, nhiều công ty viễn thông, mỹ phẩm và ấn bản phẩm đều đẩy mạnh sức mạnh của yếu tố con người và cộng đồng để xây dựng nhãn hiệu của họ. 

Grameen Bank tại Bangladesh là một ví dụ. Tên của ngân hàng đã trở nên nổi tiếng sau giải Nobel về các chính sách tài chính và tín dụng vi mô cho người nghèo. Grameen Bank xây dựng nhiều chương trình khích lệ xã hội hoá. Chương trình Village Phone, được khởi động vào năm 1997, đem lại thu nhập cho trên 200.000 nhà điều hành Village Phone tại các khu vực nông thôn. Hầu hết là phụ nữ, những nhà điều hành Village Phone đầu tư mua một chiếc điện thoại di động, hoặc có thể mượn hay thuê từ một người dân khác trong làng. 

Chương trình độc nhất này được quản lý với Công ty Grameen Telecom vì các lợi ích của người dân nông thôn. Qua đó, hàng triệu người dân trên khắp Bangladesh bỗng dưng trở thành các đại sứ nhãn hiệu cho Grameen. Tên tuổi của Grameen được trải rộng toàn cầu cũng như địa phương như một điển hình của trách nhiệm xã hội. 

Trong khi đó, công ty Hindustan Unilever Limited's (HUL's) , Ấn Độ lại có một giải pháp khác trợ giúp những người nông dân được gọi là “Shakti”, có nghĩa là “sức mạnh”. Được bắt đầu vào năm 2001, Shakti xây dựng một cam kết kéo dài 4 thập kỷ nhằm tích hợp các lợi ích kinh doanh địa phương với lợi ích quốc gia. 

Shakti mở ra dự án Shakti Entrepreneurs với mục tiêu tiếp cận 500.000 ngôi làng và tác động tới cuộc sống của trên 600 triệu người vào năm 2010. Dự án tạo dựng các khả năng có được thu nhập cho những phụ nữ nông thôn nghèo khó bằng việc đảm bảo công ăn việc làm cho họ cũng như cải thiện các nhận thức về sức khoẻ và vệ sinh. 

HUL cung cấp các khoá đào tạo kinh doanh cho những phụ nữ Shakti - những người trở thành nhà phân phối trực tiếp tới nhà (direct-to-home) đối với nhiều sản phẩm khác nhau, chẳng hạn như cà phê, bột giặt, kem đánh răng,... tại các thị trường nông thôn. Một lần nữa, các lợi ích nhãn hiệu là vô cùng to lớn.

HUL được xem là công ty đã tạo dựng thành công mối quan hệ đối tác các bên cùng có lợi, không chỉ cho HUL và các gia đình chưa có kế sinh nhai mà còn cho các cộng đồng nông thôn. Mối quan hệ đối tác này khá bền vững. 

Ở bên kia thế giới, Natura, một nhãn hiệu mỹ phẩm và chăm sóc sức khoẻ cá nhân của đất nước Brazil, đã phát triển một mạng lưới trên 56.000 nhà tư vấn - những người đại diện cho nhãn hiệu và trải rộng khắp Nam Mỹ. Không có gì quá ngạc nhiên khi Natura trở thành nhãn hiệu mỹ phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực với doanh thu hàng năm khoảng 2 tỷ USD.

Mỗi công ty trong số các công ty trên đã phá vỡ bức tường ngăn cách giữa nhãn hiệu của họ với các khách hàng. Họ khích lệ các khách hàng truyền khẩu và duy trì thường xuyên hàng trăm nghìn các đại sứ nhãn hiệu.

Theo Martin Lindstrom, đây là xu hướng đang phát triển mạnh mẽ ở khắp mọi nơi, không chỉ ở trong cuộc sống thực tại những quốc gia đang phát triển như Ấn Độ, Bangladesh và Brazil, mà có lẽ ở trong những phiên bản trực tuyến tương tự. 

Có thể khá ngây thơ, nhưng tại sao các công ty không tận dụng hiệu quả hơn các mạng lưới của mình? Không có nhiều các nhãn hiệu đã chủ động đẩy mạnh các cộng đồng trực tuyến như Lijjat Papad đã thực hiện trên cuộc sống thực. Càng ít hơn các công ty thúc đẩy có hệ thống sức mạnh của các giao tiếp gia tăng với khách hàng - yếu tố vốn giúp đỡ một cách hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức và lòng trung thành nhãn hiệu. 

Rất có thể các công ty không biết bắt đầu ở đâu – hay kết thúc như thế nào. Nhưng mạng lưới truyền khẩu có thể không quá phức tạp như suy nghĩ của bạn. 

Lindstrom tin chắc rằng bạn có thể tìm thấy các fan cho nhãn hiệu của mình ở đâu đó trên cuộc sống thực cũng như trên internet. Nếu họ chưa gửi cho bạn một email, bạn chắc chắn có thể tìm thấy họ ở các diễn đàn trực tuyến. Thật tuyệt vời nếu nhãn hiệu của bạn được đề cập đâu đó trên các trang web nhất định.

Hãy tìm kiếm các fan hâm mộ và phân loại họ theo cách thức hâm mộ của họ đối với nhãn hiệu của bạn. Họ có là các fan cuồng nhiệt hay chỉ là những người ủng hộ? Một khi bạn hiểu rõ các fan của mình, hãy xây dựng một kế hoạch để tiếp cận họ càng nhanh càng tốt. 

LEGO đã thiết lập nên cộng đồng những người xây dựng LEGO – đó là nhóm những fan cuồng nhiệt trò chơi LEGO, yêu mến nhãn hiệu LEGO. Cộng đồng đó giờ đây là những nhân tố quan trọng trong hoạt động nghiên cứu và phát triển của LEGO, một phần thiết yếu của chiến lược giao tiếp, giúp đỡ quảng bá hình ảnh LEGO ra toàn thế giới.

Đừng dừng lại ở đó. Bạn hãy tìm kiếm các nhóm khác vẫn chưa là fan của bạn - người người có các mối quan tâm tương thích với nhãn hiệu của bạn, đồng thời có tiếng nói mạnh mẽ và đáng tôn trọng trong cộng đồng của họ. Sau đó xây dựng một chương trình xung quanh họ và cho họ. 

Đó là cách thức mà Natura và Lijjat Papad lớn mạnh để trở thành những người dẫn đầu thị trường. Một hướng đi có trọng điểm và liên quan mạnh mẽ là đủ để đảm bảo những đại sứ trung thành cho nhãn hiệu của bạn.

Đúng như Benjamin Franklin đã từng nói: “Nói với tôi, tôi sẽ quên. Cho tôi thấy, tôi sẽ nhớ. Cho tôi tham gia vào, tôi sẽ hiểu”. Bạn càng lôi kéo sự tham gia của các khách hàng vào nhãn hiệu của bạn tốt bao nhiêu, họ sẽ càng hiểu rõ tại sao bạn đặc biệt bấy nhiêu.