Hiển thị các bài đăng có nhãn bao bi chat luong. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bao bi chat luong. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

Bao bì thực phẩm và bí mật nhãn hiệu dinh dưỡng

Một điều nực cười là: 2/3 người đi mua hàng đọc bảng thông tin dinh dưỡng trên bao bì thực phẩm nhưng chưa đến một nửa trong số đó hiểu chúng.

1. Kích thước khẩu phần ăn
Dawn Jackson Blatner, phát ngôn viên của Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ, cho biết: “Nhiều người Mỹ hiểu sai về một khẩu phần ăn đơn”.

Chuyên gia dinh dưỡng Suki Hertz ước tính 90% mọi người ăn quá mức cho phép mà không biết. Một nghiên cứu mới đây cho thấy chúng ta thường nhồi nhét lượng ngũ cốc nhiều hơn 1/3 so với lượng được khuyến cáo.

Để đảm bảo hấp thụ đúng khẩu phần khuyến cáo, bạn không cần phải sử dụng thìa đo mỗi lần uống bột ngũ cốc mà chỉ cần đo khẩu phần cho phép một lần và cố gắng dùng đúng cái cốc đó cho những lần uống sau.

2. % giá trị hàng ngày
Con số phần trăm này được in ấn cho biết lượng tiêu thụ cho phép hàng ngày của một khẩu phần ăn. Hãy tuân theo quy tắc 5/20: Cholesterol và chất béo bão hòa nên chiếm 5% trong khi các vitamin, khoáng chất và chất xơ nên chiếm 20%. Và ghi nhớ: Những thực phẩm được đóng gói chỉ nên được dùng để bổ sung cho bữa ăn của bạn. Hertz nói: “Hãy thực hiện chế độ ăn uống nhiều hoa quả, rau củ và protein cũng như cân bằng các chất dinh dưỡng”.

BB nhua tu phan huy Bí mật của nhãn hiệu dinh dưỡng trên bao bì thực phẩm

3. Hàm lượng chất béo
Bạn nên quan tâm đến loại chất béo. Các chất béo không bão hòa như đơn – và đa- (được ghi trên túi nilon một số nhãn mác, nhưng FDA không yêu cầu) giúp giảm nguy cơ bệnh tim và “cung cấp độ ẩm cho bạn từ bên trong”, đem đến cho bạn mái tóc bóng mượt và làn da mịn màng hơn. Mặt khác, chất béo chuyểnhóa làm tăng lượng cholesterol “xấu” và thẻ bài giảm lượng cholesterol “tốt”. Các chất béo bão hòa cũng không phải là tốt vì chúng làm tăng nguy cơ bệnh tim.

4. Hàm lượng natri
Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh ước tính gần 80% natri được tìm thấy trong chế độ ăn uống trung bình ở Mỹ có nguồn gốc từ các món ăn trong nhà hàng và đã qua chế biến theo hoá đơn.
Hạn chế muối càng nhiều càng tốt vì thừa muối sẽ gây ra sưng phù và bắt tim bạn phải làm việc vất vả hơn. Có thể khó đánh giá lượng natri theo milligram (đơn vị đo lường được sử dụng trên nhãn mác dinh dưỡng), vì vậy hãy dùng % giá trị hàng ngày.

5. Hàm lượng đường
Đường xuất hiện trong tất cả các bảng thành phần, thư mời.
Theo Blatner, hầu hết các loại đường đều thiếu giá trị dinh dưỡng và có thể cản trở việc tận hưởng cảm giác ngọt ngào trong các thực phẩm như dâu. Và có thể bạn đang hấp thụ nhiều đường hơn bạn nghĩ.
Hertz chỉ ra rằng hiện các nhà sản xuất sử dụng các loại đường có tên khác nhau và đa dạng trong một thực phẩm (xem những từ được bôi vàng trong ảnh). Các thành phần được thiết kế liệt kê theo thứ tự giảm dần về trọng lượng. Do đó, những chất làm ngọt riêng biệt sẽ xuất hiện phía dưới thấp hơn của danh sách so với khi chúng được nhóm là một.

6. Lượng cacbonhydrat toàn phần
Cacbonhydrat cung cấp năng lượng cho cơ thể và não bạn. Danh thiếp ghi nhớ ăn loại cacbonhydrat phức hợp, chẳng hạn ngũ cốc nguyên hạt, để có nguồn năng lượng bền lâu hơn. Chuyên gia dinh dưỡng Wendy Hess cho biết: “Sự khác nhau giữa “lượng cacbonhydrate toàn phần” và đường trên nhãn mác càng lớn, thì thực phẩm càng chứa nhiều carb dinh dưỡng”.

Bao bì đẹp là hồn của sản phẩm



Nếu để một sản phẩm riêng lẻ thì chúng ta ít chú ý đến bao bì. Nhưng đặt sản phẩm đó trên một quầy hàng bán lẻ với hàng chục sản phẩm cùng loại thì chẳng khác nào một cuộc thi hoa hậu...

Mỗi sản phẩm phải chứng minh "nhan sắc" của mình qua bao bì. Bao bì là phần dễ nhìn thấy nhất của sản phẩm mang khả năng kích thích người mua.

Người mua hàng muốn gì ở bao bì? Trước hết là yếu tố thẩm mỹ, "bắt mắt". Trước nhiều sản phẩm có nhan dien thuong hieu xa lạ, chưa dùng bao giờ, người mua hàng bị thu hút bởi bao bì có kiểu dáng đẹp, có hình ảnh, kiểu chữ trình bày gây ấn tượng.

in an bao bi, bao bi chat luong

Thứ đến là thông tin trên bao bì. Ở mức tối thiểu, bao bì phải có những thông tin như tên nhãn hiệu, đơn vị sản xuất, thành phần, số lượng, cách sử dụng, thời gian bảo hành (đối với các sản phẩm có thời gian bảo hành)... Cuối cùng là sự tiện dụng: dễ mở, dễ sử dụng, dễ cất trữ và có thể tái sử dụng. Một gói kẹo cho trẻ con không có đường rãnh để xé ra, phải dùng kéo để cắt là quá bất tiện.

Người bán lẻ, nhìn bao bì sản phẩm dưới một khía cạnh khác: họ muốn hàng hóa đựng trong bao bì (thùng giấy, hộp kim loại...) phải dễ bốc xếp, bảo quản, hàng bên trong phải đúng số lượng ghi trong bao bì. Kiểu dáng bao bì phải tiện lợi cho việc trưng bày, có thể xếp chồng lên nhau trên kệ hàng. Và người bán cũng cần những thông tin trên bao bì để giải thích cho khách hàng khi khách hàng chỉ hỏi sơ qua mặt hàng nào đó mà chưa quyết định mua.

Đối với một doanh nghiệp kinh doanh nghiêm túc, bao bì sản phẩm không chỉ là yếu tố thẩm mỹ. Việc thiết kế bao bì nằm trong định hướng của chiến lược tiếp thị sản phẩm. Trong một thời gian theo định kỳ, nhà sản xuất phải đánh giá lại mẫu bao bì, đo lường tác dụng đối với người mua và thay đổi bao bì nếu thấy cần thiết. Thường quyết định thay đổi bao bì diễn ra trong những tình huống sau:

-  Thay đổi bao bì trong một chiến dịch tiếp thị mới.

-  Thay đổi vì bao bì hiện tại tỏ ra ít hấp dẫn so với sản phẩm cùng loại.

-  Tạo một hình ảnh mới về nhận diện thương hiệu.

-  Phát huy giá trị sản phẩm đã được "nâng cấp" về chất lượng.

-  Sử dụng được nguyên liệu để làm bao bì tốt hơn so với bao bì cũ.

Thực tế cho thấy có những thương hiệu sản phẩm nổi tiếng và thành công, nhà sản xuất vẫn quyết định thay đổi bao bì, tạo hình ảnh mới về sản phẩm và làm người mua không nhàm chán.