Hiển thị các bài đăng có nhãn bao bi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bao bi. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

Name card, nhãn mác, bao bì cho shop thời trang



Tầm quan trọng của bộ nhận diện thương hiệu là gì?

Từ lâu mọi người vẫn nghe về các sản phẩm Logo, Danh thiếp, Bao bì, Nhãn mác… nhưng chỉ mang tính riêng lẻ, khi kết hợp lại thì các sản phẩm đó sẽ tạo thành một bộ nhận diện thương hiệu. Nó phản ánh chân thực nhất những gì mà bạn đang hướng tới cũng như tính chuyên nghiệp của công việc bạn đang làm.

Các sản phẩm nhận diện thương hiệu không chỉ giúp tạo ra hình ảnh nhận biết mà còn thể hiện cá tính, khát vọng cua chính doanh nghiệp, từ đó tạo ra nhận thức về quy mô và tính chuyên nghiệp khiến khách hàng ấn tượng và vượt lên trên so với các đối thủ cạnh tranh.

Vậy thiết kế thương hiệu bao gồm những gì?

Với mỗi doanh nghiệp, cá nhân hay tập đoàn sẽ cần những sản phẩm khác nhau, tuy nhiên bước cơ bản và quan trọng nhất chính là Logo, Name Card, tiếp theo đến là những ấn phẩm in ấn đi kèm rất đa dạng như bao bì, tiêu đề thư, Mác ghi giá, thẻ treo, đồng phục, túi giấy, túi nilon, túi vải, website, Menu, Banner,… tất cả sẽ cần tạo nên sự đồng bộ, khối liên kết vững chắc trong hình ảnh thương hiệu.

Sau đây là những bộ nhận diện thương hiệu nhỏ cho các shop thời trang tham khảo:

name card, nhan mac, bao bi

name card, nhan mac, bao bi

name card, nhan mac, bao bi

name card, nhan mac, bao bi

name card, nhan mac, bao bi

name card, nhan mac, bao bi

name card, nhan mac, bao bi

name card, nhan mac, bao bi

name card, nhan mac, bao bi

name card, nhan mac, bao bi

name card, nhan mac, bao bi

name card, nhan mac, bao bi

name card, nhan mac, bao bi


Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2013

Những mẫu bao bì thú vị (phần 2)



Bài trước chúng ta đã xem những bao bì thú vị đã phần nào đó làm tăng sự sáng tạo và cảm nhận được những điều mới lạ trong bao bì sản phẩm. Bài này chúng ta sẽ đến những mẫu bao bì thú vị phần 2.

Mẫu bao bì sản phẩm có thể khiến người mua hàng ấn tượng và được tái sản xuất trong nhiều năm là một trong những thử thách thật sự của các nhà thiết kế đồ họa.

Bao bì đẹp không chỉ là vỏ bọc bên ngoài của sản phẩm mà còn là công cụ để giúp giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng tiềm năng cho bạn. Vì vậy, bạn việc thiết kế và in ấn bao bì cần phải chú trọng thật kỹ lưỡng.

Dưới đây là bộ sưu tập thiết kế bao bì sản phẩm thú vị phần 2 đã khiến người tiêu dùng vô cùng thích thú. Apsara chia sẻ những hình ảnh này không chỉ với mục đích gợi cảm hứng cho các nhà thiết kế bao bì sản phẩm mà còn muốn đem lại sự thú vị cho bạn đọc mỗi ngày bởi sự độc đáo của bao bì.

 Bao bì túi trà
bao bi tui tra

Bao bì cây cọ
bao bì cay co

Bao bì mì ống
bao bi mi ong

Bao bì phô mai hình cây bút chì
bao bi pho mai

Bao bì rượu Two Roots
bao bi ruou

Bao bì bản đồ
bao bi ban do

Bao bì hạt dẻ
bao bi hat de



Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Mở rộng thương hiệu: khó hay dễ ?

Cho đến nay, mở rộng thương hiệu không còn là một khái niệm mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, nếu “mổ xẻ” khái niệm này trong thực tiễn kinh doanh thì vẫn còn nhiều điều cần lưu ý. Và tựu trung, mở rộng thương hiệu không phải là con đường tất yếu của mọi doanh nghiệp trên đường phát triển.  

Sau khi “trà xanh không độ” ra thị trường khá thành công, Tập đoàn Tân Hiệp Phát tiếp tục đưa ra một thương hiệu mới với nhãn mác, bao bì hàng trà Barley không độ. Tương tự, sau khi thành công vang dội trên thị trường với nhãn mác, bao bì X-Men, ICP đã tiếp tục tung ra sản phẩm mới - X-Men for Boss... Phải chăng, việc mở rộng thương hiệu đã trở thành xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp trên đường phát triển?

nhan mac, bao bi, in nhan mac, in bao bi, lam nhan mac,

Từ sự lầm tưởng “chết người”...

Khi nói đến mở rộng thương hiệu, đến nay vẫn còn nhiều người liên tưởng đến việc cải tiến sản phẩm. Thực chất, phát triển sản phẩm mới chỉ là tăng tính năng của sản phẩm trên dòng sản phẩm cũ và vẫn sử dụng thương hiệu cũ. Mở rộng thương hiệu phải được hiểu là việc tạo thêm thương hiệu mới hoặc thương hiệu phụ dựa trên uy tín của thương hiệu chính đang có sẵn.

Ví dụ, khi nói đến Toyota, người tiêu dùng toàn cầu nghĩ ngay rằng đây là dòng xe tiết kiệm nhiên liệu dành cho những người có thu nhập trung bình trong xã hội. Phân khúc thị trường xe hơi cao cấp đang ở trong tay các nhãn hàng Mercedes- Benz hay BMW. Làm thế nào để Toyota có được “chân” trong thị trường cao cấp này? Lexus đã xuất hiện với đầy đủ đặc trưng để được gọi là sang trọng.

Trên chiếc xe Lexus không có logo của Toyota, nhưng nó chính là một nhãn hàng mới của Toyota. Đây là một ví dụ điển hình của việc mở rộng thương hiệu để tấn công vào một phân khúc khác của thị trường.

Khi một thương hiệu của doanh nghiệp nào đó mới được tung ra thị trường và thành công, một thị trường mới cũng vừa được tạo ra. Và khi doanh nghiệp đánh giá được tiềm năng của thị trường mới này đồng nghĩa với việc họ sẽ đưa ra một chiến lược đủ mạnh, và lâu dài để bảo vệ thị trường vừa tạo ra.

Khi ấy, các doanh nghiệp cùng ngành cũng sẽ lập tức nghĩ đến kế hoạch mở rộng thương hiệu, để cho ra một (hoặc hơn một) thương hiệu mới nhằm bảo vệ thị phần, ngăn cản sự đổ bộ của các đối thủ.

Nhiều chủ thương hiệu lầm tưởng rằng việc mở rộng thương hiệu là một xu hướng (con đường) tất yếu của quá trình phát triển. Do vậy, họ đã bằng mọi giá đưa một thương hiệu mới ra thị trường.

Nhưng thực tế cho thấy, mở rộng thương hiệu không phải lúc nào cũng là sự lựa chọn đúng đắn và khôn ngoan. Nói cách khác, mở rộng thương hiệu không phải là con đường tất yếu của mọi doanh nghiệp muốn phát triển. Quan trọng hơn việc mở rộng thương hiệu là doanh nghiệp phải có chiến lược xây dựng thương hiệu bài bản cho riêng mình.

... Đến những thất bại trên thực tế

Vào những năm 2007 - 2008, khi thị trường bất động sản tại Việt Nam đang “sốt”, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều tập đoàn, công ty đổ xô mở rộng ngành nghề kinh doanh sang lĩnh vực bất động sản, bất kể lĩnh vực mình đang hoạt động  chẳng liên quan gì đến... bất động sản.

Nhiều thương hiệu mới ra đời với hình thức gắn thêm chữ “land” hay “real” vào thương hiệu cũ. Nhưng chỉ khoảng hơn một năm, hầu hết các công ty có “đuôi” gắn thêm này đã phải sớm chia tay với thị trường, trả lại “sân chơi” cho những công ty bất động sản chuyên nghiệp.

Thị trường Việt Nam đã chứng kiến nhiều trường hợp mở rộng thương hiệu thiếu chiến lược dài hơi, như việc một số công ty sản xuất hàng tiêu dùng, sau khi thành công bước đầu với nhãn hàng dầu gội, đã vội vàng quyết định “lấn sân” sang thời trang, nước ngọt, nước mắm...

Khi đầu tư cho một ngành hàng mới, chắc chắn nguồn lực sẽ bị phân tán, nếu nguồn vốn không đủ mạnh thì khó lòng nuôi sống những “đứa con thêm” (nhãn hàng mới) ấy. Unilever có hơn 1.700 sản phẩm, kinh doanh từ bột giặt, kem đánh răng, xà bông cho đến mỹ phẩm, trà với  nhiều thương hiệu khác nhau.

Nhưng để “bắt chước” được trường hợp cá biệt này, ngoài việc phải có một chiến lược dài hạn, cần cân nhắc về nguồn lực đầu tư (con người, tài chính), phạm vi và quy mô thị trường...

Nhìn ra thế giới, cũng không thiếu những câu chuyện thất bại khi mở rộng thương hiệu. Nhà sản xuất mô tô lừng danh Harley Davidson đã nếm mùi thất bại trong chiến dịch mở rộng thương hiệu sang lĩnh vực mỹ phẩm (sản xuất nước hoa).

Harley Davidson đã làm phật lòng khách hàng trung thành khi định vị “nam tính, mạnh mẽ” của họ bị dòng nước hoa mới gây ảnh hưởng xấu. May mà Harley Davidson kịp nhận ra sai lầm, ngưng sản xuất nước hoa.

Một ví dụ điển hình khác: Đại gia hàng đầu về xuất khẩu chuối Chiquita từng đau khổ tột cùng khi tung ra sản phẩm thỏi nước ép trái cây đông lạnh. Cuộc thử nghiệm này là một thảm họa thực sự đối với họ. Theo Business Week, thất bại trên làm Chiquita thiệt hại hơn 30 triệu USD.

Hoặc vụ Ben-Gay, thương hiệu quen thuộc trong lĩnh vực dầu xoa bóp “ngẫu hứng” tung ra thuốc cảm aspirin. Tương tự, Smith & Wesson - chuyên gia số một của Mỹ về súng lục tung ra xe đạp leo núi; Cosmopolitan - một tập đoàn báo chí khổng lồ tung ra sữa chua dành cho quý bà, Pond - công ty sản xuất kem dưỡng da lừng danh tung ra “thuốc” đánh răng...

Tất cả đều nhận được kết quả không như mong đợi, nếu không muốn nói là tổn thất cay đắng.

Nhiều chuyên gia nổi danh trên thế giới, mà điển hình là Jack Trout và Al Ries đã cho rằng, sức mạnh thương hiệu tỷ lệ nghịch với sự mở rộng thương hiệu, và những thương hiệu hàng đầu chỉ nên tập trung vào một định vị trong tâm trí khách hàng. Ví dụ, khi nói đến Pepsi thì người tiêu dùng nghĩ ngay đến “nước ngọt giải khát”, KFC là “thức ăn nhanh”, hay BMW chỉ có nghĩa là “xe hơi hạng sang”...

Thử tưởng tượng, nếu Pepsi mở rộng thương hiệu sang ngành dầu khí, KFC tham gia ngành viễn thông, hay BMW mở rộng thương hiệu sang mỹ phẩm, Jack Trout và Al Ries cho rằng chắc chắn không sớm thì muộn họ cũng phải chia tay với thị trường thứ hai này.

Cần tạo thế chủ động

Trong kinh doanh, không có đúng - sai rõ ràng, cũng không có quy trình cụ thể nào phù hợp cho tất cả các doanh nghiệp. Việc mở rộng thương hiệu cũng vậy. Chìa khóa cho sự mở rộng thương hiệu thành công là xác định những giá trị cốt lõi của thương hiệu.

Còn để thực hiện thành công quá trình này, chủ thương hiệu cần có những nghiên cứu cụ thể, và không thể nôn nóng. Việc xác định chiến lược định vị cho nhãn hiệu mới cũng rất quan trọng.

Hơn bao giờ hết, chủ thương hiệu phải tạo ra “vùng sống mới” trong tâm trí khách hàng, và đương nhiên nó không thể trùng lắp với “vùng sống cũ” của chính mình. Nếu hai định vị này nằm ở hai phân khúc khác nhau, bổ trợ cho nhau thì sẽ trở thành lợi thế cho nhãn hiệu mới ra thị trường.

Trong một số trường hợp, doanh nghiệp cần tung ra nhãn hiệu mới để “lấp đầy” khoảng trống do thương hiệu chính tạo ra, nếu không, “chiếc bánh” sẽ rơi vào tay đối thủ cạnh tranh.

Để có thể tạo thế chủ động khi có nhu cầu mở rộng thương hiệu, doanh nghiệp còn phải chuẩn bị về con người và tài chính theo hướng lâu dài. Đây sẽ là một việc làm quá sức với nhiều công ty có tiềm lực khiêm tốn nhưng lại nôn nóng mở rộng thương hiệu.

Phải chọn thời điểm phù hợp, cho đến khi doanh nghiệp thật sự tự tin có thể nuôi sống được nhãn hàng mới. Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp quá ôm đồm với khá nhiều thương hiệu, nhưng sức sống của thương hiệu nào cũng èo uột, nhạt nhòa trong tâm trí khách hàng.

Hình ảnh này giống như một gia đình thu nhập thấp nhưng lại đông con, khiến đứa nào cũng không được chăm sóc chu đáo.

Việc thấu hiểu khách hàng mục tiêu (tìm hiểu insight) cũng chính là “điều kiện đủ” cho việc mở rộng thương hiệu. Tất cả sản phẩm mới đều phải dựa trên một nhu cầu có thật của khách hàng. Nhiều công ty tầm cỡ thế giới đôi lúc cũng mắc phải sai lầm này.

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp rất thành công khi mở rộng thương hiệu, nhưng bên cạnh đó cũng có không ít doanh nghiệp thất bại. Kinh doanh là thế, rủi ro và may mắn luôn song hành.

Vấn đề là doanh nghiệp phải hiểu rõ thực lực của mình, cân nhắc kỹ lưỡng trong sự tỉnh táo khi quyết định có nên mở rộng thương hiệu hay không và khi nào thì bắt đầu.

Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

Nghệ thuật đặt tên thương hiệu


Tên công ty được ví là “tiếng kêu” của công ty nhằm lôi kéo sự chú ý của người tiêu dùng. Bạn có thể bắt gặp khắp nơi đủ loại tên công ty – trên báo chí, quảng cáo, truyền hình hay Internet – và tất cả đều thu hút sự quan tâm của mọi người. Trong các hệ thống tìm kiếm, mỗi cái tên sẽ cố gắng để át tiếng kêu của những cái tên khác, bởi vì tất cả đều muốn được đứng cao hơn trong danh sách kết quả.

nhan mac, bao bi, nhan, in bao bi, in nhan mac,


Khi việc đặt tên thương hiệu bắt đầu chiếm vị trí quan trọng trong kinh doanh, vì nó đi liền với bao bìnhãn mác sản phẩm của thương hiệu, mỗi tên gọi đều cần tỏ ra mạnh mẽ, độc đáo, liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, làm lay động giác quan người nghe/đọc, có khả năng thu hút sự quan tâm rộng rãi, đồng thời phải có âm sắc lôi cuốn. Vì thế, bạn không bao giờ nên nghĩ đến việc sử dụng những cái tên phát âm quá phức tạp hay những cái tên mà lý trí khó chấp nhận. Tên thương hiệu cần phải xuất hiện bất ngờ trong suy nghĩ của người tiêu dùng, khi họ sắp ra những quyết định mua sắm, nếu không, cái tên đó hoàn toàn vô dụng.

Và khi đó, doanh số bán hàng của bạn sẽ chịu thiệt hại trực tiếp. Khi có một cái tên lạ tai, bạn lập tức nhận ra ngay, ví dụ như Sony, Panasonic, Telus, Celestica …và lý trí của bạn sẽ xem xét, phân tích chúng, cũng như xếp cho chúng một vị trí riêng biệt trong hàng loạt những thông điệp đơn điệu bình thường khác. Khi tên thương hiệu có tính chất bao quát với những từ như “tổng” hay “liên hiệp”, chẳng hạn như United Systems hay General Insurance, nó hay rơi vào khuynh hướng bị gạt bỏ và lãng quên. Các từ ngữ và khái niệm bạn vẫn sử dụng hàng ngày ít khi gây ra những phản ứng tích cực. Các con số cũng vậy – lý trí có khuynh hướng không ghi nhớ con số, những nét vạch chéo, gạch ngang, biểu đồ và một vài ký hiệu khác. Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy, chỉ những tên gọi hiếm, độc đáo, đơn giản nhưng phải đủ mạnh mẽ mới có cơ hội sống sót và trở thành huyền thoại.

Trong hoạt động kinh doanh, thông thường tên thương hiệu chỉ là một từ duy nhất. Nếu là 2 từ - sự thành công của nó không có gì đảm bảo. 3 từ - công ty khó mà tồn tại. 4 từ thì sao? Có lẽ bạn không nên lập công ty làm gì cả. Bên cạnh đó, nếu có hàng chục công ty khác cũng đang sử dụng chính những từ đó trong cùng lĩnh vực với bạn, thì tên công ty bạn sẽ chìm nghỉm giữa đám đông.

Một lời khuyên hữu ích dành cho bạn: hãy đưa tên công ty bạn vào hệ thống tìm kiếm trực tuyến. Nếu kết quả là hàng trăm công ty khác đã sử dụng cái tên tương tự, thì tất cả công sức và tiền bạc mà bạn đổ vào quảng cáo đã trở nên vô nghĩa. Điều này cũng giải thích tại sao văn phòng của bạn luôn thưa thớt khách hàng, trang web của bạn ít người ghé thăm… Bạn đừng quên rằng một cái tên công ty chỉ được đánh giá là “tốt” khi nó có thể bắt chiếc máy tính tiền của bạn làm việc.

Hơn 1 ngàn dự án đã phải thất bại chỉ trong vòng một năm qua, trong đó có thể kể đến những cái tên như Kozmo, Gazoontite, Boo.com và Marchfirst. Chỉ riêng Marchfirst (vừa có nghĩa là “ngày 1 tháng 5”, vừa là “đi trước tiên”) thì lại chẳng dính dáng gì đến ngày tháng, cũng không phải là ngày khởi đầu hoạt động của công ty. Có lẽ điều này liên quan đến cái tên đã được đăng ký trước đó là Aprilfirst (ngày 1 tháng 4). Người tiêu dùng không hiểu chủ ý của cái tên, và sự đa nghĩa đó đã đẩy công ty đến chỗ phá sản. Vậy có thể không quá lời, nếu nói rằng cái tên đã chơi một vố đau, thậm chí trả thù, khi nó bị làm cho phức tạp, rối rắm không cần thiết.

Và dưới đây là những điều bạn cần lưu ý khi đặt tên thương hiệu cho công ty mình:

“PAN” hay “PROPAL”? Cái tên công ty cần phải hướng đúng đến trọng tâm của lĩnh vực kinh doanh mà bạn đang tham gia. Khách hàng tiềm năng có thể tìm đến các đối thủ cạnh tranh của bạn chỉ vì lý do là tên công ty bạn na ná tên hàng chục công ty khác. Hoặc giả cái tên của bạn rất khó nhớ, chỉ đơn giản vì khó đọc, viết cho chính xác, dẫn đến việc khó khăn trong khi đưa cái tên này vào hệ thống tìm kiếm. Ví dụ, enonymous.com - thay chữ “a” bằng “e”: khó nhớ và dễ nhầm; geotele.com – hay là bạn đang muốn tìm từ geotel? 2way.com – có quá nhiều cách viết; fastv.com – fas-tv hay fast-v? csonet.com – phát âm không thuận.

Sự đa nghĩa: Cái tên được lý giải theo những cách khác nhau trong các nhóm khách hàng khác nhau, mà hậu quả của nó sẽ là hình ảnh công ty bị lu mờ và méo mó một cách nghiêm trọng. Ví dụ, macsleep: đối với nhiều người, cái tên này có điều gì đó gợi nhớ đến McDonald’s; còn thinktankworldwide.com có nghĩa là gì? Ý nghĩa của B2E.com cũng không dễ đoán.

Cuộc khủng hoảng có tính chất tiến hóa: Khi cái tên đang sử dụng không thể hiện được nguồn gốc và ý tưởng mới, bạn sẽ nghĩ đến việc đưa ra một cái tên mới và bạn sẽ có thể rơi vào mớ bòng bong của những cái tên. Chẳng hạn, accipiter.com, mesomorphosis.com, CIT… thật tối nghĩa, còn efdex lại không phải là FedEx, eBreviate – thật kinh hoàng mỗi khi phải phát âm, i2 – nhiều cách viết, trong khi thông điệp lại thiếu rõ ràng.

Dạy dỗ mọi người: là khi bạn phải hướng dẫn người tiêu dùng đọc, viết và phát âm chính xác tên gọi của công ty bạn, giải thích xuất xứ của nó. Tuy nhiên, thay vì thúc đẩy kinh doanh, bạn lại dạy mọi người cách hành xử mỗi khi đối mặt với cái tên của bạn. Cách làm này không có tác dụng, ví dụ Gekko/Gyco, Atto/Auto, Clarity/Clarica. Hay equipp.com với chữ “p” dư thừa để làm gì? bellzinc.com là công ty điện thoại hay khai mỏ? eWanted.com – ai bị truy nã (wanted trong tiếng Anh nghĩa là “bị truy nã”), vì lý do gì?

Tính quốc tế: Liệu tên công ty bạn có gặp trở ngại khi dịch ra tiếng nước ngoài, có trở nên vô nghĩa, ngớ ngẩn hay mang nghĩa bất lịch sự không?. Ví dụ phocuswright.com – ai viết vậy? clickmango.com không được chấp nhận ở Thái Lan.

Chủ sở hữu: Nếu bạn không nắm vững các quy định về thương hiệu, hoặc bạn không có một tên miền mang ý nghĩa nghiêm túc, thì bạn có thể rơi vào những tình huống tệ hại. Tất cả công sức của bạn sẽ phải tập trung để giải thích, tạo ra sự khác biệt, và cuối cùng là bạn chỉ quảng cáo cho đối thủ của mình. snowball.com, living.com, thirsty.com, go.com, eve.com đều là sự đầu tư vô nghĩa cho việc đặt tên.

Thanh minh, biện hộ: Bạn không cần bắt buộc nhân viên thực hiện thêm một nhiệm vụ nữa là giải thích cái tên công ty, mỗi lần họ đưa danh thiếp cho ai đó. ebolavirus.com - loại virus này có lây lan không? wetnose.com - ồ, cám ơn, khách hàng sẽ tự xoay sở được mà không cần đến danh thiếp của bạn!

Để không phải rơi vào những tình huống dở khóc, dở cười, bạn hãy nhớ tuân thủ 3 “quy tắc vàng” là: không sao chép những cái tên nổi tiếng hay đang được chú ý, không thổi phồng ý nghĩa của cái tên và hãy đăng ký bảo hộ cho tên công ty mình. Việc tên công ty bạn có thể vươn ra toàn cầu được hay không sẽ phụ thuộc vào việc bạn có tuân thủ các quy định của việc đặt tên không.

Cho sản phẩm của mình một cái tên (branding) là việc giới thiệu sản phẩm dưới nhiều hình thức và phạm vi khác nhau, từ chiều dọc đến chiều ngang, từ trong ra ngoài và từ trí tuệ đến tinh thần, nhưng khi việc đặt tên liên quan đến quá trình đặt tên cho công ty (naming), thì tên sản phẩm dường như đứng ngoài cuộc. Việc đặt tên cho công ty có thể so sánh với một phép thuật, còn đặt tên thương hiệu là trò phù thủy. Nếu tên gọi của bạn có phép thuật, thì với một vài trò phù thủy, bạn có thể lôi kéo và thôi miên khán giả. Ngược lại, bạn sẽ bị bỏ qua với những màn trình diễn tầm thường.

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

Những mẫu bao bì thú vị



Mẫu bao bì sản phẩm có thể khiến người mua hàng ấn tượng và được tái sản xuất trong nhiều năm là một trong những thử thách thật sự của các nhà thiết kế đồ họa.

Bao bì đẹp không chỉ là vỏ bọc bên ngoài của sản phẩm mà còn là công cụ để giúp giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng tiềm năng cho bạn. Vì vậy, bạn việc thiết kế và in ấn bao bì cần phải chú trọng thật kỹ lưỡng.

Dưới đây là bộ sưu tập thiết kế bao bì sản phẩm đã khiến người tiêu dùng vô cùng thích thú. Apsara chia sẻ những hình ảnh này không chỉ với mục đích gợi cảm hứng cho các nhà thiết kế bao bì sản phẩm mà còn muốn đem lại sự thú vị cho bạn đọc mỗi ngày bởi sự độc đáo của bao bì.

Bao bì Head phone

bao bi head phone

Bao bì nước ép
bao bi nuoc ep

Bao bì trà túi lọc
bao bi tra tui loc

Bao bì bánh Croquez
bao bi banh

Bao bì mì Spaghetti
bao bi mi

Bao bì dụng cụ bằng gỗ
bao bi dụng cu bep

Bao bì rượu
bao bi ruou


bao bi quan ao

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2013

In ấn bao bì



Khi một sản phẩm hàng hóa ra đời bạn có một vấn đề kế tiếp đó là tìm cho nó một cái đồ đựng để có thể vừa là bảo quản, vừa là để vận chuyển hàng hóa đó, vấn đề kế tiếp là theo quy định của luật pháp tất cả hàng hóa trên bao bì phải được ghi dán nhãn, mác, xuất sứ, công ty.

Nhưng khách hàng cũng phải hiểu thấu đáo về các sản phẩm của tất cả các loại thùng hay hộp giấy, cũng như công nghệ in ấn, quy trình sản xuất thùng carton, để đảm bảo rằng khi quý khách hàng đặt hàng sẽ không bị nhầm lẫn, đặt được thùng carton, in được sản phẩm bao bì phù hợp nhất với hàng hóa của công ty mình sản xuất, và đảm bảo rằng, hàng hóa của quý khách được mặc chiếc áo tốt nhất, nhằm đem lại sự thành công của hàng hóa đó
in an, in nhanh, in dep 

Vì sao phải in bao bì

Bao bì, hộp giấy và túi giấy, túi vải là một phần không thể thiếu của một sản phẩm được sản xuất chuyên nghiệp cho một thương hiệu nổi tiếng. Việc có những mẫu bao bì hay hộp giấy được thiết kế đặc sắc và tinh tế sẽ làm cho sản phẩm của bạn trở nên nổi bật hơn khi được trưng bày ở các showroom hay trên các giang hàng. 

Trước đây việc in bao bì thường được coi như yếu tố marketing thứ yếu. Những quyết đinh về bao bì chủ yếu dựa trên chi phí và những cân nhắc trong sản xuất, vai trò đầu tiên của bao bì là chứa đựng và bảo vệ sản phẩm. Thời gian gần đây, nhiều yếu tố khác nhau đã góp phần làm tăng việc in ấn bao bì như một công cụ marketing quan trọng.

Ngoài yếu tố chất lượng sản phẩm, bao bì và hộp giấy chính là yếu tố tác động đầu tiên đến người dùng khi họ đang tìm kiếm cho mình một sản phẩm ưng  ý và phù hợp. Với một bao bì hay hộp giấy được thiết kế chuyên nghiệp và bắt mắt, bạn sẽ dễ dàng tiếp cận với khách hàng của mình hơn cho dù đó là một sản phẩm hoàn toàn mới trên thị trường.

Công nghệ in bao bì


- Công nghệ in Offset: In bao bì chất lượng cao, bao bì nhựa:In bao bì túi xốp, in bao bì nilon, túi PE, PP, PET, bao bì nhựa. Công nghệ in offset là công nghệ in tiến tiến nhất hiện nay bằng chất liệu giấy Duplex  là loại giấy mang đến cho bao bì một hình ảnh đẹp tất nhiên chi phí để in loại này thường là cao, tất nhiên nếu số lượng nhiều thì sẽ có giá rẻ hơn

- Công nghệ in ống đồng: in bao bì công nghệ kéo lụa trên chỉ đáp ứng cho số sản phẩm số ít, yêu cầu chất lượng không cao

- Công nghệ in flexo,( Thường in với số lượng lớn): là in trược tiếp lên tất cả các loại bao bì giấy in được nhiều màu cách in kiểu vecto

- Công nghệ in lưới  là cách in rẻ tiền với năng suất thấp, kiểu in này thường là không đẹp do hay bị mất nét khi in, ưu điểm của nó là cho những đơn hàng nhỏ từ vài trăm chiếc đến 1, hay 2 nghìn chiếc..

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

Bao bì thực phẩm và bí mật nhãn hiệu dinh dưỡng

Một điều nực cười là: 2/3 người đi mua hàng đọc bảng thông tin dinh dưỡng trên bao bì thực phẩm nhưng chưa đến một nửa trong số đó hiểu chúng.

1. Kích thước khẩu phần ăn
Dawn Jackson Blatner, phát ngôn viên của Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ, cho biết: “Nhiều người Mỹ hiểu sai về một khẩu phần ăn đơn”.

Chuyên gia dinh dưỡng Suki Hertz ước tính 90% mọi người ăn quá mức cho phép mà không biết. Một nghiên cứu mới đây cho thấy chúng ta thường nhồi nhét lượng ngũ cốc nhiều hơn 1/3 so với lượng được khuyến cáo.

Để đảm bảo hấp thụ đúng khẩu phần khuyến cáo, bạn không cần phải sử dụng thìa đo mỗi lần uống bột ngũ cốc mà chỉ cần đo khẩu phần cho phép một lần và cố gắng dùng đúng cái cốc đó cho những lần uống sau.

2. % giá trị hàng ngày
Con số phần trăm này được in ấn cho biết lượng tiêu thụ cho phép hàng ngày của một khẩu phần ăn. Hãy tuân theo quy tắc 5/20: Cholesterol và chất béo bão hòa nên chiếm 5% trong khi các vitamin, khoáng chất và chất xơ nên chiếm 20%. Và ghi nhớ: Những thực phẩm được đóng gói chỉ nên được dùng để bổ sung cho bữa ăn của bạn. Hertz nói: “Hãy thực hiện chế độ ăn uống nhiều hoa quả, rau củ và protein cũng như cân bằng các chất dinh dưỡng”.

BB nhua tu phan huy Bí mật của nhãn hiệu dinh dưỡng trên bao bì thực phẩm

3. Hàm lượng chất béo
Bạn nên quan tâm đến loại chất béo. Các chất béo không bão hòa như đơn – và đa- (được ghi trên túi nilon một số nhãn mác, nhưng FDA không yêu cầu) giúp giảm nguy cơ bệnh tim và “cung cấp độ ẩm cho bạn từ bên trong”, đem đến cho bạn mái tóc bóng mượt và làn da mịn màng hơn. Mặt khác, chất béo chuyểnhóa làm tăng lượng cholesterol “xấu” và thẻ bài giảm lượng cholesterol “tốt”. Các chất béo bão hòa cũng không phải là tốt vì chúng làm tăng nguy cơ bệnh tim.

4. Hàm lượng natri
Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh ước tính gần 80% natri được tìm thấy trong chế độ ăn uống trung bình ở Mỹ có nguồn gốc từ các món ăn trong nhà hàng và đã qua chế biến theo hoá đơn.
Hạn chế muối càng nhiều càng tốt vì thừa muối sẽ gây ra sưng phù và bắt tim bạn phải làm việc vất vả hơn. Có thể khó đánh giá lượng natri theo milligram (đơn vị đo lường được sử dụng trên nhãn mác dinh dưỡng), vì vậy hãy dùng % giá trị hàng ngày.

5. Hàm lượng đường
Đường xuất hiện trong tất cả các bảng thành phần, thư mời.
Theo Blatner, hầu hết các loại đường đều thiếu giá trị dinh dưỡng và có thể cản trở việc tận hưởng cảm giác ngọt ngào trong các thực phẩm như dâu. Và có thể bạn đang hấp thụ nhiều đường hơn bạn nghĩ.
Hertz chỉ ra rằng hiện các nhà sản xuất sử dụng các loại đường có tên khác nhau và đa dạng trong một thực phẩm (xem những từ được bôi vàng trong ảnh). Các thành phần được thiết kế liệt kê theo thứ tự giảm dần về trọng lượng. Do đó, những chất làm ngọt riêng biệt sẽ xuất hiện phía dưới thấp hơn của danh sách so với khi chúng được nhóm là một.

6. Lượng cacbonhydrat toàn phần
Cacbonhydrat cung cấp năng lượng cho cơ thể và não bạn. Danh thiếp ghi nhớ ăn loại cacbonhydrat phức hợp, chẳng hạn ngũ cốc nguyên hạt, để có nguồn năng lượng bền lâu hơn. Chuyên gia dinh dưỡng Wendy Hess cho biết: “Sự khác nhau giữa “lượng cacbonhydrate toàn phần” và đường trên nhãn mác càng lớn, thì thực phẩm càng chứa nhiều carb dinh dưỡng”.

Bao bì đẹp là hồn của sản phẩm



Nếu để một sản phẩm riêng lẻ thì chúng ta ít chú ý đến bao bì. Nhưng đặt sản phẩm đó trên một quầy hàng bán lẻ với hàng chục sản phẩm cùng loại thì chẳng khác nào một cuộc thi hoa hậu...

Mỗi sản phẩm phải chứng minh "nhan sắc" của mình qua bao bì. Bao bì là phần dễ nhìn thấy nhất của sản phẩm mang khả năng kích thích người mua.

Người mua hàng muốn gì ở bao bì? Trước hết là yếu tố thẩm mỹ, "bắt mắt". Trước nhiều sản phẩm có nhan dien thuong hieu xa lạ, chưa dùng bao giờ, người mua hàng bị thu hút bởi bao bì có kiểu dáng đẹp, có hình ảnh, kiểu chữ trình bày gây ấn tượng.

in an bao bi, bao bi chat luong

Thứ đến là thông tin trên bao bì. Ở mức tối thiểu, bao bì phải có những thông tin như tên nhãn hiệu, đơn vị sản xuất, thành phần, số lượng, cách sử dụng, thời gian bảo hành (đối với các sản phẩm có thời gian bảo hành)... Cuối cùng là sự tiện dụng: dễ mở, dễ sử dụng, dễ cất trữ và có thể tái sử dụng. Một gói kẹo cho trẻ con không có đường rãnh để xé ra, phải dùng kéo để cắt là quá bất tiện.

Người bán lẻ, nhìn bao bì sản phẩm dưới một khía cạnh khác: họ muốn hàng hóa đựng trong bao bì (thùng giấy, hộp kim loại...) phải dễ bốc xếp, bảo quản, hàng bên trong phải đúng số lượng ghi trong bao bì. Kiểu dáng bao bì phải tiện lợi cho việc trưng bày, có thể xếp chồng lên nhau trên kệ hàng. Và người bán cũng cần những thông tin trên bao bì để giải thích cho khách hàng khi khách hàng chỉ hỏi sơ qua mặt hàng nào đó mà chưa quyết định mua.

Đối với một doanh nghiệp kinh doanh nghiêm túc, bao bì sản phẩm không chỉ là yếu tố thẩm mỹ. Việc thiết kế bao bì nằm trong định hướng của chiến lược tiếp thị sản phẩm. Trong một thời gian theo định kỳ, nhà sản xuất phải đánh giá lại mẫu bao bì, đo lường tác dụng đối với người mua và thay đổi bao bì nếu thấy cần thiết. Thường quyết định thay đổi bao bì diễn ra trong những tình huống sau:

-  Thay đổi bao bì trong một chiến dịch tiếp thị mới.

-  Thay đổi vì bao bì hiện tại tỏ ra ít hấp dẫn so với sản phẩm cùng loại.

-  Tạo một hình ảnh mới về nhận diện thương hiệu.

-  Phát huy giá trị sản phẩm đã được "nâng cấp" về chất lượng.

-  Sử dụng được nguyên liệu để làm bao bì tốt hơn so với bao bì cũ.

Thực tế cho thấy có những thương hiệu sản phẩm nổi tiếng và thành công, nhà sản xuất vẫn quyết định thay đổi bao bì, tạo hình ảnh mới về sản phẩm và làm người mua không nhàm chán.