Ở Hà Nội, khu phố này được biết đến như "thiên đường" của phụ kiện may mặc. Tại đây, người ta có thể mua được bất cứ một thứ đồ nào đó liên quan đến ngành may mặc như kim chỉ, các loại cúc áo, cúc quần, các loại chun, ren và hoa vải trang trí... với mức giá khá mềm. Đặc biệt, mác quần áo của nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới được bán tràn lan với giá khá "bèo", chỉ từ 10 đồng đến 50 đồng một chiếc.
Một cuộn mác gồm 500 chiếc của nhãn hiệu Levis's được nhân viên cửa hàng số 5 Hàng Bồ phát giá 70.000 đồng. Trong khi đó, loại mác phụ gắn trong áo đề dòng chữ "Made in Vietnam" chỉ có giá 50.000 đồng cho 500 chiếc.
50 đồng, thậm chí chỉ 10 đồng là
giá của một chiếc mác áo, mác quần, mác túi xách mang các nhãn hiệu nổi
tiếng thế giới như Gucci, Prada, Levi's, Guess... được bán đầy rẫy trên phố
Hàng Bồ (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Tại phố Hàng Bồ (Hoàn Kiếm, Hà
Nội), giá mác áo, quần, túi hàng
hiệu chỉ từ 10 đến 30 đồng một chiếc. Ảnh: Tuệ Minh
Anh Nguyễn Văn Tuyền (Đan Phượng,
Hà Nội) có thâm niên gần chục năm làm nghề may công nghiệp tại thôn Cổ Nhuế (Từ
Liêm, Hà Nội) cho hay, giờ mua mác áo
của thương hiệu nổi tiếng thế giới còn dễ hơn mua mớ rau, con cá. "Rau, cá
có khi phải chạy ra chợ mới mua được. Nhưng muốn mua mác các thương hiệu lớn từ
Gucci, Prada hay Guess, Levi's, Mango... chỉ cần một cú điện thoại đặt hàng là
xong", anh chia sẻ. Theo anh Tuyền, một số quần áo đồ hiệu bán tại nhiều
shop thời trang trên phố, nhiều khi cũng là hàng loại một nhập về từ xưởng may
công nghiệp.
Nguồn cung cấp mác hàng hiệu cho
phần lớn cơ sở may công nghiệp tại Hà Nội hiện nay là các cửa hàng bán đồ phụ
kiện như thế này. Nếu cần thương hiệu riêng, có thể đặt in. Tuy nhiên, theo anh
Trung, một người chuyên nhận làm các loại mác áo bằng vải tại khu phố may mặc
này, khách hàng có xu hướng mua nhãn mác của các thương hiệu đang bán chạy.
Chẳng hạn, vài năm trở lại đây,
người dân có xu hướng săn hàng Việt Nam xuất khẩu, thì mác áo đề chữ "Made
in Vietnam" luôn trong tình trạng cháy hàng. Anh Trung tiết lộ, có những
ngày, chỉ sản xuất mác vải gắn gáy áo với mác phụ đề loại này thôi, cũng đủ mệt.
Riêng những loại gắn các thương hiệu nổi tiếng như Zara Basic hay Mango thì gần
như lúc nào cũng trong tình trạng sốt hàng, nhất là trong những ngày mùa đông.
Điều này do lượng áo len, áo dệt của hai hãng thời trang này là một trong những
mặt hàng bán chạy những ngày trời lạnh.
Theo nhiều người buôn bán, xung
quanh việc kinh doanh nhãn mác hàng hiệu cũng có không ít chuyện nực cười. Ảnh
minh họa: ST
Mác áo nhái hàng hiệu cũng được
chia thành nhiều cấp độ. Với loại đại trà, dù là thương hiệu nổi tiếng hay
không nổi tiếng, thì đường dệt cũng thưa và chữ kém sắc nét. Loại này giá chỉ
10-30 đồng một chiếc. Còn nếu là mác "chất", chữ in sẽ được chú trọng
để sao cho giống với mác xịn của hàng hiệu nhất. Đồng thời, chất liệu cũng được
quan tâm hơn và giá cũng cao hơn, phổ biến từ 50 đồng đến 70 đồng một chiếc.
Chị Quỳnh Nga, nhân viên bán hàng
một thương hiệu thời trang có tên tuổi tại trung tâm mua sắm lớn trên phố Thái
Hà cho rằng, việc nhái các thương hiệu nước ngoài ở Việt Nam không còn là
chuyện mới. Hiện nay, sản phẩm bị nhái thường chia thành hai xu hướng, hoặc
nhái cả kiểu dáng và nhãn mác, hoặc chỉ làm giả nhãn mác. Theo chị này, xu
hướng thứ hai nhiều hơn, do giá nhãn mác quần áo thường rẻ.
Thực tế, việc mua bán tên thương
hiệu nổi tiếng tại phố may mặc này cũng có nhiều chuyện nực cười. Không ít
người cứ vô tư đặt mua các thương hiệu có tiếng để gắn lên hàng hóa, mà không
biết sản phẩm nổi bật của thương hiệu đó là cái gì. "Có những người đến
đặt chúng tôi in mác áo, nhưng lại cứ nằng nặc đòi phải là mác của Prada. Trong
khi tại Việt Nam,
hàng hiệu loại này chỉ đếm trên đầu ngón tay", một người bán phụ kiện may
mặc lâu năm trên phố Hàng Bồ cho biết.
Theo chia sẻ của những người sành
hàng hiệu, có nhiều khi, vì quá ẩu, nên chuyện sai tên thương hiệu kiểu như
Prada biến thành Praha, Guess thành Guest... vẫn xảy ra.