Hiển thị các bài đăng có nhãn mac. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn mac. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

Mác quần áo làm từ giấy tái chế



Hẳn mọi người đã biết đến định dạng giấy tái chế chính là chất liệu để làm nên những chiếc túi giấy chắc chắn, dai và đẹp mắt . Điểm nổi bật của giấy tái chế này chính là sự tự nhiên, và rất thân thiện với môi trường.
handtag dep

Nay, có thể sử dụng giấy tái chế này cho công nghệ in ấn handtag giá, Mác quần áo nhằm đem lại một cái nhìn hoàn toàn mới shop các shop thời trang, phụ kiện, đặc biệt là các shop chuyên sản phẩm handmade.

Không cần quá cầu kỳ hay kiểu cách, không cần quá nhiều màu sắc nhưng những chiếc mác quần áo này đã chứng tỏ được phong cách ấn tượng nhờ sử dụng giấy tái chế đặc trưng và nổi bật.

handtag dep

Hãy tự làm mới bản thân và trải nghiệm phong cách hoàn toàn mới với Mác giá làm từ giấy tái chế bảo vệ môi trường sẽ đem lại cái nhìn mới cũng như thu hút sự chú ý của khách hàng tới thương hiệu của bạn.

Tiên phong trong cuộc cách mạng thay đổi hình ảnh với handtag giá, mác áo để sở hữu những sản phẩm ấn tượng nhất.

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

Hiệu quả nhãn hiệu mang lại



Khi Martin Lindstrom, một chuyên gia tư vấn thương hiệu có tiếng đồng thời là tác giả cuốn sách “Brand Child and BRAND sense” ghé thăm Ấn Độ, một khái niệm nhãn hiệu và một sản phẩm khá đặc biệt đã thu hút sự chú ý của ông. Đó là Lijjat Papad - nhãn hiệu bánh mì được cả nước Ấn Độ biết tới. Điều thú vị về sản phẩm không nằm ở hương vị bánh mì mà ở trong phương thức sản xuất và phân phối.

Bánh mì Papad không được sản xuất số lượng lớn tại các cửa hàng bánh mì. Nó do hàng nghìn các phụ nữ sản xuất ra tại chính căn nhà của họ. Vào mỗi buổi sáng sớm hàng ngày, những chiếc xe tải Lijjat Papad tạt qua vô số các nhà làm bánh mì để lấy bánh và chuyên chở tới hàng triệu cửa hàng trên khắp đất nước Ấn Độ. 

nhan, mac, in an nhan mac, lam nhan mac

Trong bối cảnh của mô hình kinh doanh này, thuật ngữ “sản xuất tại nhà” (homemade) mang một ý nghĩa rõ ràng: bánh mì được sản xuất bởi bàn tay con người, cho tất cả mọi người.

Triết lý của Lijjat Papad không mấy khác thường ở Ấn Độ cũng như một vài nơi khác. Ngày nay, nhiều công ty viễn thông, mỹ phẩm và ấn bản phẩm đều đẩy mạnh sức mạnh của yếu tố con người và cộng đồng để xây dựng nhãn hiệu của họ. 

Grameen Bank tại Bangladesh là một ví dụ. Tên của ngân hàng đã trở nên nổi tiếng sau giải Nobel về các chính sách tài chính và tín dụng vi mô cho người nghèo. Grameen Bank xây dựng nhiều chương trình khích lệ xã hội hoá. Chương trình Village Phone, được khởi động vào năm 1997, đem lại thu nhập cho trên 200.000 nhà điều hành Village Phone tại các khu vực nông thôn. Hầu hết là phụ nữ, những nhà điều hành Village Phone đầu tư mua một chiếc điện thoại di động, hoặc có thể mượn hay thuê từ một người dân khác trong làng. 

Chương trình độc nhất này được quản lý với Công ty Grameen Telecom vì các lợi ích của người dân nông thôn. Qua đó, hàng triệu người dân trên khắp Bangladesh bỗng dưng trở thành các đại sứ nhãn hiệu cho Grameen. Tên tuổi của Grameen được trải rộng toàn cầu cũng như địa phương như một điển hình của trách nhiệm xã hội. 

Trong khi đó, công ty Hindustan Unilever Limited's (HUL's) , Ấn Độ lại có một giải pháp khác trợ giúp những người nông dân được gọi là “Shakti”, có nghĩa là “sức mạnh”. Được bắt đầu vào năm 2001, Shakti xây dựng một cam kết kéo dài 4 thập kỷ nhằm tích hợp các lợi ích kinh doanh địa phương với lợi ích quốc gia. 

Shakti mở ra dự án Shakti Entrepreneurs với mục tiêu tiếp cận 500.000 ngôi làng và tác động tới cuộc sống của trên 600 triệu người vào năm 2010. Dự án tạo dựng các khả năng có được thu nhập cho những phụ nữ nông thôn nghèo khó bằng việc đảm bảo công ăn việc làm cho họ cũng như cải thiện các nhận thức về sức khoẻ và vệ sinh. 

HUL cung cấp các khoá đào tạo kinh doanh cho những phụ nữ Shakti - những người trở thành nhà phân phối trực tiếp tới nhà (direct-to-home) đối với nhiều sản phẩm khác nhau, chẳng hạn như cà phê, bột giặt, kem đánh răng,... tại các thị trường nông thôn. Một lần nữa, các lợi ích nhãn hiệu là vô cùng to lớn.

HUL được xem là công ty đã tạo dựng thành công mối quan hệ đối tác các bên cùng có lợi, không chỉ cho HUL và các gia đình chưa có kế sinh nhai mà còn cho các cộng đồng nông thôn. Mối quan hệ đối tác này khá bền vững. 

Ở bên kia thế giới, Natura, một nhãn hiệu mỹ phẩm và chăm sóc sức khoẻ cá nhân của đất nước Brazil, đã phát triển một mạng lưới trên 56.000 nhà tư vấn - những người đại diện cho nhãn hiệu và trải rộng khắp Nam Mỹ. Không có gì quá ngạc nhiên khi Natura trở thành nhãn hiệu mỹ phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực với doanh thu hàng năm khoảng 2 tỷ USD.

Mỗi công ty trong số các công ty trên đã phá vỡ bức tường ngăn cách giữa nhãn hiệu của họ với các khách hàng. Họ khích lệ các khách hàng truyền khẩu và duy trì thường xuyên hàng trăm nghìn các đại sứ nhãn hiệu.

Theo Martin Lindstrom, đây là xu hướng đang phát triển mạnh mẽ ở khắp mọi nơi, không chỉ ở trong cuộc sống thực tại những quốc gia đang phát triển như Ấn Độ, Bangladesh và Brazil, mà có lẽ ở trong những phiên bản trực tuyến tương tự. 

Có thể khá ngây thơ, nhưng tại sao các công ty không tận dụng hiệu quả hơn các mạng lưới của mình? Không có nhiều các nhãn hiệu đã chủ động đẩy mạnh các cộng đồng trực tuyến như Lijjat Papad đã thực hiện trên cuộc sống thực. Càng ít hơn các công ty thúc đẩy có hệ thống sức mạnh của các giao tiếp gia tăng với khách hàng - yếu tố vốn giúp đỡ một cách hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức và lòng trung thành nhãn hiệu. 

Rất có thể các công ty không biết bắt đầu ở đâu – hay kết thúc như thế nào. Nhưng mạng lưới truyền khẩu có thể không quá phức tạp như suy nghĩ của bạn. 

Lindstrom tin chắc rằng bạn có thể tìm thấy các fan cho nhãn hiệu của mình ở đâu đó trên cuộc sống thực cũng như trên internet. Nếu họ chưa gửi cho bạn một email, bạn chắc chắn có thể tìm thấy họ ở các diễn đàn trực tuyến. Thật tuyệt vời nếu nhãn hiệu của bạn được đề cập đâu đó trên các trang web nhất định.

Hãy tìm kiếm các fan hâm mộ và phân loại họ theo cách thức hâm mộ của họ đối với nhãn hiệu của bạn. Họ có là các fan cuồng nhiệt hay chỉ là những người ủng hộ? Một khi bạn hiểu rõ các fan của mình, hãy xây dựng một kế hoạch để tiếp cận họ càng nhanh càng tốt. 

LEGO đã thiết lập nên cộng đồng những người xây dựng LEGO – đó là nhóm những fan cuồng nhiệt trò chơi LEGO, yêu mến nhãn hiệu LEGO. Cộng đồng đó giờ đây là những nhân tố quan trọng trong hoạt động nghiên cứu và phát triển của LEGO, một phần thiết yếu của chiến lược giao tiếp, giúp đỡ quảng bá hình ảnh LEGO ra toàn thế giới.

Đừng dừng lại ở đó. Bạn hãy tìm kiếm các nhóm khác vẫn chưa là fan của bạn - người người có các mối quan tâm tương thích với nhãn hiệu của bạn, đồng thời có tiếng nói mạnh mẽ và đáng tôn trọng trong cộng đồng của họ. Sau đó xây dựng một chương trình xung quanh họ và cho họ. 

Đó là cách thức mà Natura và Lijjat Papad lớn mạnh để trở thành những người dẫn đầu thị trường. Một hướng đi có trọng điểm và liên quan mạnh mẽ là đủ để đảm bảo những đại sứ trung thành cho nhãn hiệu của bạn.

Đúng như Benjamin Franklin đã từng nói: “Nói với tôi, tôi sẽ quên. Cho tôi thấy, tôi sẽ nhớ. Cho tôi tham gia vào, tôi sẽ hiểu”. Bạn càng lôi kéo sự tham gia của các khách hàng vào nhãn hiệu của bạn tốt bao nhiêu, họ sẽ càng hiểu rõ tại sao bạn đặc biệt bấy nhiêu.

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2013

In ấn bao bì



Khi một sản phẩm hàng hóa ra đời bạn có một vấn đề kế tiếp đó là tìm cho nó một cái đồ đựng để có thể vừa là bảo quản, vừa là để vận chuyển hàng hóa đó, vấn đề kế tiếp là theo quy định của luật pháp tất cả hàng hóa trên bao bì phải được ghi dán nhãn, mác, xuất sứ, công ty.

Nhưng khách hàng cũng phải hiểu thấu đáo về các sản phẩm của tất cả các loại thùng hay hộp giấy, cũng như công nghệ in ấn, quy trình sản xuất thùng carton, để đảm bảo rằng khi quý khách hàng đặt hàng sẽ không bị nhầm lẫn, đặt được thùng carton, in được sản phẩm bao bì phù hợp nhất với hàng hóa của công ty mình sản xuất, và đảm bảo rằng, hàng hóa của quý khách được mặc chiếc áo tốt nhất, nhằm đem lại sự thành công của hàng hóa đó
in an, in nhanh, in dep 

Vì sao phải in bao bì

Bao bì, hộp giấy và túi giấy, túi vải là một phần không thể thiếu của một sản phẩm được sản xuất chuyên nghiệp cho một thương hiệu nổi tiếng. Việc có những mẫu bao bì hay hộp giấy được thiết kế đặc sắc và tinh tế sẽ làm cho sản phẩm của bạn trở nên nổi bật hơn khi được trưng bày ở các showroom hay trên các giang hàng. 

Trước đây việc in bao bì thường được coi như yếu tố marketing thứ yếu. Những quyết đinh về bao bì chủ yếu dựa trên chi phí và những cân nhắc trong sản xuất, vai trò đầu tiên của bao bì là chứa đựng và bảo vệ sản phẩm. Thời gian gần đây, nhiều yếu tố khác nhau đã góp phần làm tăng việc in ấn bao bì như một công cụ marketing quan trọng.

Ngoài yếu tố chất lượng sản phẩm, bao bì và hộp giấy chính là yếu tố tác động đầu tiên đến người dùng khi họ đang tìm kiếm cho mình một sản phẩm ưng  ý và phù hợp. Với một bao bì hay hộp giấy được thiết kế chuyên nghiệp và bắt mắt, bạn sẽ dễ dàng tiếp cận với khách hàng của mình hơn cho dù đó là một sản phẩm hoàn toàn mới trên thị trường.

Công nghệ in bao bì


- Công nghệ in Offset: In bao bì chất lượng cao, bao bì nhựa:In bao bì túi xốp, in bao bì nilon, túi PE, PP, PET, bao bì nhựa. Công nghệ in offset là công nghệ in tiến tiến nhất hiện nay bằng chất liệu giấy Duplex  là loại giấy mang đến cho bao bì một hình ảnh đẹp tất nhiên chi phí để in loại này thường là cao, tất nhiên nếu số lượng nhiều thì sẽ có giá rẻ hơn

- Công nghệ in ống đồng: in bao bì công nghệ kéo lụa trên chỉ đáp ứng cho số sản phẩm số ít, yêu cầu chất lượng không cao

- Công nghệ in flexo,( Thường in với số lượng lớn): là in trược tiếp lên tất cả các loại bao bì giấy in được nhiều màu cách in kiểu vecto

- Công nghệ in lưới  là cách in rẻ tiền với năng suất thấp, kiểu in này thường là không đẹp do hay bị mất nét khi in, ưu điểm của nó là cho những đơn hàng nhỏ từ vài trăm chiếc đến 1, hay 2 nghìn chiếc..

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Mác quần áo hàng hiệu giá 10 đồng ?


Ở Hà Nội, khu phố này được biết đến như "thiên đường" của phụ kiện may mặc. Tại đây, người ta có thể mua được bất cứ một thứ đồ nào đó liên quan đến ngành may mặc như kim chỉ, các loại cúc áo, cúc quần, các loại chun, ren và hoa vải trang trí... với mức giá khá mềm. Đặc biệt, mác quần áo của nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới được bán tràn lan với giá khá "bèo", chỉ từ 10 đồng đến 50 đồng một chiếc.

Một cuộn mác gồm 500 chiếc của nhãn hiệu Levis's được nhân viên cửa hàng số 5 Hàng Bồ phát giá 70.000 đồng. Trong khi đó, loại mác phụ gắn trong áo đề dòng chữ "Made in Vietnam" chỉ có giá 50.000 đồng cho 500 chiếc.


50 đồng, thậm chí chỉ 10 đồng là giá của một chiếc mác áo, mác quần, mác túi xách mang các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới như Gucci, Prada, Levi's, Guess... được bán đầy rẫy trên phố Hàng Bồ (Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Tại phố Hàng Bồ (Hoàn Kiếm, Hà Nội), giá mác áo, quần, túi hàng hiệu chỉ từ 10 đến 30 đồng một chiếc. Ảnh: Tuệ Minh

mac quan ao
Anh Nguyễn Văn Tuyền (Đan Phượng, Hà Nội) có thâm niên gần chục năm làm nghề may công nghiệp tại thôn Cổ Nhuế (Từ Liêm, Hà Nội) cho hay, giờ mua mác áo của thương hiệu nổi tiếng thế giới còn dễ hơn mua mớ rau, con cá. "Rau, cá có khi phải chạy ra chợ mới mua được. Nhưng muốn mua mác các thương hiệu lớn từ Gucci, Prada hay Guess, Levi's, Mango... chỉ cần một cú điện thoại đặt hàng là xong", anh chia sẻ. Theo anh Tuyền, một số quần áo đồ hiệu bán tại nhiều shop thời trang trên phố, nhiều khi cũng là hàng loại một nhập về từ xưởng may công nghiệp.

Nguồn cung cấp mác hàng hiệu cho phần lớn cơ sở may công nghiệp tại Hà Nội hiện nay là các cửa hàng bán đồ phụ kiện như thế này. Nếu cần thương hiệu riêng, có thể đặt in. Tuy nhiên, theo anh Trung, một người chuyên nhận làm các loại mác áo bằng vải tại khu phố may mặc này, khách hàng có xu hướng mua nhãn mác của các thương hiệu đang bán chạy.

Chẳng hạn, vài năm trở lại đây, người dân có xu hướng săn hàng Việt Nam xuất khẩu, thì mác áo đề chữ "Made in Vietnam" luôn trong tình trạng cháy hàng. Anh Trung tiết lộ, có những ngày, chỉ sản xuất mác vải gắn gáy áo với mác phụ đề loại này thôi, cũng đủ mệt. Riêng những loại gắn các thương hiệu nổi tiếng như Zara Basic hay Mango thì gần như lúc nào cũng trong tình trạng sốt hàng, nhất là trong những ngày mùa đông. Điều này do lượng áo len, áo dệt của hai hãng thời trang này là một trong những mặt hàng bán chạy những ngày trời lạnh.

Theo nhiều người buôn bán, xung quanh việc kinh doanh nhãn mác hàng hiệu cũng có không ít chuyện nực cười. Ảnh minh họa: ST

Mác áo nhái hàng hiệu cũng được chia thành nhiều cấp độ. Với loại đại trà, dù là thương hiệu nổi tiếng hay không nổi tiếng, thì đường dệt cũng thưa và chữ kém sắc nét. Loại này giá chỉ 10-30 đồng một chiếc. Còn nếu là mác "chất", chữ in sẽ được chú trọng để sao cho giống với mác xịn của hàng hiệu nhất. Đồng thời, chất liệu cũng được quan tâm hơn và giá cũng cao hơn, phổ biến từ 50 đồng đến 70 đồng một chiếc.

Chị Quỳnh Nga, nhân viên bán hàng một thương hiệu thời trang có tên tuổi tại trung tâm mua sắm lớn trên phố Thái Hà cho rằng, việc nhái các thương hiệu nước ngoài ở Việt Nam không còn là chuyện mới. Hiện nay, sản phẩm bị nhái thường chia thành hai xu hướng, hoặc nhái cả kiểu dáng và nhãn mác, hoặc chỉ làm giả nhãn mác. Theo chị này, xu hướng thứ hai nhiều hơn, do giá nhãn mác quần áo thường rẻ.

Thực tế, việc mua bán tên thương hiệu nổi tiếng tại phố may mặc này cũng có nhiều chuyện nực cười. Không ít người cứ vô tư đặt mua các thương hiệu có tiếng để gắn lên hàng hóa, mà không biết sản phẩm nổi bật của thương hiệu đó là cái gì. "Có những người đến đặt chúng tôi in mác áo, nhưng lại cứ nằng nặc đòi phải là mác của Prada. Trong khi tại Việt Nam, hàng hiệu loại này chỉ đếm trên đầu ngón tay", một người bán phụ kiện may mặc lâu năm trên phố Hàng Bồ cho biết.

Theo chia sẻ của những người sành hàng hiệu, có nhiều khi, vì quá ẩu, nên chuyện sai tên thương hiệu kiểu như Prada biến thành Praha, Guess thành Guest... vẫn xảy ra.

Làm nhãn mác: hàng trung quốc thành hàng việt nam ?




Không ít loại áo gia công chất lượng kém, áo Trung Quốc được “phù phép” thành hàng “made in Vietnam” thông qua việc gắn những chiếc “mác”.

Dọc các con phố Hàng Đậu, Chùa Bộc, Tôn Đức Thắng, Bạch Mai, Ngọc Lâm, Hai Bà Trưng… đều xuất hiện hàng loạt các cửa hàng treo biển “made in Vietnam”, bày bán hàng quần áo Việt Nam xuất khẩu. Đang là thời điểm giao mùa Thu – Đông nên các chủ cửa hàng đã trưng bày nhiều mẫu mã áo sơmi dài tay, áo len, áo khoác phao cho người lớn và quần áo trẻ con với những nhãn mác quần áo việt nam …

So với áo Trung Quốc thì quần áo “made in Vietnam” có giá cao hơn hẳn, một chiếc áo khoác len thường có giá từ 200.000 – 300.000 đồng, áo phao từ 500.000 – 800.000 đồng, áo sơmi dài tay dao động từ 150.000 – 250.000 đồng, những chiếc quần đông xuân, bộ dài tay của trẻ con cũng được bày bán với giá từ 70.000 – 150.000 đồng…

Tuy nhiên, người tiêu dùng lại có xu hướng chuộng đồ Việt Nam hơn do tính bền, đẹp về chất lượng. Đặc biệt là những chiếc áo len, váy len, áo khoác phao có chất liệu tốt hơn hàng gia công Trung Quốc. Nhiều chiếc váy len công sở kiểu dáng lịch sự được gắn mác Zara, Mango, H&M, F21 nhưng lại chỉ có giá khoảng 300.000 – 400.000 đồng/chiếc, rẻ hơn hẳn hàng hiệu “xịn” bày bán trong các trung tâm thương mại như Parkson, Vincom.

Phù phép quần áo hàng chợ thành đồ 'Made in VN'
 mac ao
Áo len bị cắt mác cổ áo nham nhở phần “made in”.

Chủ một cửa hàng thời trang Việt Nam xuất khẩu trên phố Chùa Bộc cho biết, những mẫu quần áo này là hàng “xịn” của Zara, Mango được sản xuất tại Việt Nam nhưng được bán rẻ hơn từ một nửa cho đến một phần ba so với giá trên website của hàng xuất sang “bển”… Nguyên nhân là do đây là mặt hàng bị lỗi, do công nhân “tuồn” ra, các chủ cửa hàng có “mối” nên mới lấy về được.

Thử so sánh những chiếc áo “xịn” hàng “made in Vietnam” với những chiếc váy cao cấp của các hãng Mango, Zara, F21, H&M thì đều khá giống nhau. Hàng “xịn” vừa ra mẫu mã nào thì ở các cửa hàng “made in Vietnam” đều cập nhật hết các mẫu “hot”. Tuy nhiên, có nhiều chiếc lại được thiết kế khá lạ mà bới trên trang website chính hãng “đỏ mắt” cũng không thấy. Có chiếc thì thiết kế theo kiểu phần trên “copy” Mango, phần dưới lại giống một mẫu váy khác của H&M. Không hiểu là hàng “độc” bị lỗi hay do công nhân các xưởng may của hãng tự “chế” ra ?

Hành trình của những chiếc mác “xịn”

Thực tế, hàng “Made in Vietnam” của các hãng thời trang có tiếng như Zara, Mango, F21, H&M là các loại quần áo đẹp, cao cấp do nước ngoài đặt và Việt Nam sản xuất nhằm mục đích xuất khẩu. Có nhiều hãng khác nhau tham gia sản xuất mặt hàng này như Công ty may Việt Tiến, Thăng Long, Việt Brothers, chứ không phải của riêng một đơn vị nào đứng ra đăng kí thương hiệu độc quyền. Những mặt hàng lỗi mốt hoặc sai sót về kỹ thuật được trả về hoặc tồn đọng lại mới được xuất bán ở thị trường Việt Nam.

Với qui trình sản xuất nghiêm ngặt của nước ngoài thì không dễ gì để “tuồn” hàng lỗi hay hàng may hỏng ra ngoài bán phá giá tràn lan trên thị trường như vậy. Số lượng các loại hàng “xịn” được bày bán ngoài thị trường còn nhiều hơn hàng hiệu tại showroom chính hãng và các trung tâm thương mại cao cấp. Liệu một dây chuyền sản xuất cao cấp lại có thể tạo ra nhiều hàng may lỗi đến vậy ?

Chị Hoàng Linh (Hàng Bông, Hà Nội) cho biết, chị đã mua một chiếc áo khoác len giá 250.000 đồng tại một cửa hàng bán đồ Việt Nam xuất khẩu trên phố Hàng Điếu. Người bán giải thích đây là hàng Zara lỗi nên chủ sản xuất đã cắt mác mới “thải” ra thị trường, chiếc mác trên áo khoác len đúng là bị cắt nham nhở chữ Zara và “Made in”. Thế nhưng, vài hôm sau, chị lại thấy một chiếc áo len y hệt từ chất liệu, kiểu dáng trong một cửa hàng ở chợ Ngã Tư Sở. Chiếc áo này lại có mác Zara nhưng “Made in China” và có giá bán rẻ hơn một nửa.

“Mấy năm nay tôi toàn mua quần áo cho cả nhà với mấy đứa trẻ ở các cửa hàng Made in Vietnam vì tin tưởng chất liệu tốt và an toàn hơn hàng Trung Quốc. Nhưng bây giờ ngày càng có nhiều cửa hàng lợi dụng tâm lí khách hàng trà trộn hàng gia công Trung Quốc, cắt và thay nhãn mác. Cứ thế này, muốn “yêu” hàng Việt, dùng hàng Việt cũng khó khăn lắm”, chị Linh than thở.

Để có câu trả lời về quá trình “phù phép” quần áo gia công thành “made in Việt Nam”, phóng viên đã tìm đến các cửa hàng in nhãn mác tại Hàng Bồ và các cơ sở chuyên sản xuất nhãn mác quảng cáo trên mạng. Trong vai một khách hàng muốn tìm “mối” mua buôn hàng may mặc Việt Nam xuất khẩu, PV đã được một chủ cửa hàng trên phố Hàng Bồ “bật mí”, thực tế hàng Việt Nam xuất khẩu lỗi chủ yếu được đặt hàng từ các khu may gia công ở Cổ Nhuế, Việt Hưng, Ninh Hiệp hoặc đặt tại các xưởng may gia công của Trung Quốc …

Người bán chỉ việc đặt các mác, tag có logo Zara, Bebe, Mango, F21, H&M đem về khâu, đính lên quần áo là có hàng “made in Vietnam”. Các loại nhãn mác này thường được bán với giá 400 – 500 đồng/chiếc. Tuy nhiên, những chiếc mác giấy này thường được cách điệu đi, khác một chút so với các nhãn, mác “xịn” nổi tiếng ngoài thị trường.

Nhiều chủ cơ sở sản xuất nhãn mác tại Hà Đông, Cổ Nhuế cũng nhận đơn đặt hàng từ 200 chiếc trở lên với giá chỉ từ 40.000 – 50.000 đồng/200 chiếc mác. Nếu muốn đặt in mác theo bất kỳ thương hiệu nổi tiếng nào, khách hàng chỉ cần đưa mẫu nhãn, mác đó đến cửa hàng, nhìn vào chất liệu giấy, chủ tiệm sẽ báo giá sau. Chỉ khoảng 5 – 7 ngày là có thể có vài trăm chiếc mác các kiểu giống y như thật.

Nhiều cửa hàng bán quần áo xuất khẩu, “Made in Vietnam” đều bị trà trộn rất nhiều mặt hàng gia công trong nước và hàng Trung Quốc rẻ tiền. Khách hàng phải mua theo cảm tính, sờ chất vải tốt, mẫu mã đẹp, chứ chỉ nhìn vào mác thì khó lòng biết được đấy có phải là hàng cao cấp xuất khẩu của các hãng thời trang “xịn” trên thế giới hay không?.