Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

Các bước trong in offset


 In offset là một kỹ thuật in ấn trong đó, các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su (còn gọi là các tấm offset) trước rồi mới ép từ miếng cao su này lên giấy. Khi sử dụng với in thạch bản, kỹ thuật này tránh được việc làm nước bị dính lên giấy theo mực in.

in an, in offset, in an bao bi


Bước 1: Thiết kế chế bản:

Đầu tiên phải tạo ra đi tượng cần in ấn trên máy tính. Ví dụ ta định in một tờ rơi khổ A4 để quảng cáo cho một Công ty Bán máy tính, trước hết ta phải chuẩn bị các tư liệu liên quan tới việc quảng cáo đó: hình ảnh máy vi tính và các thiết bị, địa chỉ, số điện thoại...., sau đó đưa lên máy tinh để xử lý và sắp xếp cho hài hoà và ấn tượng với sự phối hợp cả tư duy, kinh nghiệm của người thiết kế và dựa trên ý muốn của khách hàng..., hoàn thành xong phần thiết kế chế bản là tới phần outfilm...

Bước 2: Output Film

Chế bản xong thì xuất để outfilm, đối với các tờ rơi có hình ảnh, Film sẽ được out thành bốn tấm đại diện cho bốn lớp mầu C (Cyan), M (Magenta), Y (Yellow), K (Black). Tới đây ta đề cập một chút về vấn đề mầu sắc trong in Opset:
Mầu trong In offset là hệ mầu CMYK, ta có thể hiểu khái quát rằng tất cả các mầu sắc đều có thể pha được từ 4 mầu CMYK này, ví dụ mầu đỏ cờ là sự kết hợp từ mầu Y (Yellow/vàng) và mầu M (Magenta/hồng); Hay mầu Xanh Blue (xanh tím) là sự kết hợp của hai mầu C (Cyan/xanh nhạt) và M (Magenta/hồng); Rồi còn các mầu được kết hợp từ 3 trong 4 mầu nói trên hay kết hợp của cả 4 mầu với nhiều thông số khác nhau sẽ đạt được nhiều kết quả mầu sắc khác nhau.
Output 4 tấm phim xong thì chuyển sang phơi bản kẽm

Bước 3: Phơi bản kẽm:

Khi đã có 4 tấm phim, người ta đem phơi từng tấm một lên bản kẽm (hiểu một cách đơn giản hơn là đem chụp hình ảnh của từng tấm phim lên từng tấm bản kẽm bằng máy phơi kẽm), đến đây ta đã có trong tay 4 bản kẽm đại diện cho 4 mầu C, M, Y, K để bước sang phần in.

Bước 4: In Opset:

Người ta sẽ tiến hành in từng mầu một, in mầu gì trước, mầu gì sau không quan trọng hoặc tùy vào kinh nghiệm của người thợ in. Đầu tiên, người ta sẽ lựa chọn một trong 4 kẽm mầu đó để lắp lên quả lô máy in Opset, ở phần vào mực của máy người ta cũng sẽ cho loại mực tương ứng (ví dụ bản kẽm mầu C (Cyan) thì người ta cũng cho mực C và tiến hành in, Quả lô quay qua tờ giấy sẽ đập phần tử in xuống tờ giấy in, sau khi chạy xong hết số lượng định in, người ta tháo kẽm ra, vệ sinh hết mực cũ, lắp kẽm mới vào, ví dụ mầu vừa in xong là mầu C (cyan) thì giờ sẽ lắp kẽm Y (Yellow) vào, phần vào mực sẽ cho mực Y (vàng), cho giấy đã in một mầu kia vào và lại tiếp tục quy trình cũ.... Cứ thế tuần tự cho đến khi hết cả bốn mầu, bốn mầu đó chồng lên nhau sẽ cho ra bản in cuối cùng.Trong quá trình in như vậy, với mỗi màu, người ta sẽ phải chạy thử khoảng 50 bản cho màu thật ổn định. Tổng cộng cả quá trình vào khoảng 200 bản chạy thử. Chính vì vậy, khi in offset, người ta phải tính dư giấy ra khoảng 200 tờ in (gọi là bù hao giấy)

Bước 5: Gia công sau in:
Cán láng: Cán láng là cán lớp màng mỏng lên bề mặt của tờ rơi sau khi in, cán láng sẽ tạo ra cho tờ rơi sự mịn của giấy khiến cho hình ảnh cũng trở nên đẹp hơn.
Có 2 kiểu cán láng: cán mờ và cán bóng: Cán mờ sẽ tạo ra bề mặt mịn và mềm còn Cán bóng sẽ cho bề mặt bóng hẳn lên.
Cán láng chỉ là một trang sức sau khi in, không bắt buộc, khách hàng có thể lựa chọn hoặc không là tuỳ.
Xén: Thông thường khi in người ta sẽ để tờ giấy to (phù hợp với khổ máy) để in; Sau khi in xong sẽ sử dụng máy xén để xén thành phẩm.

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013

Những mẫu bao bì lạ mắt


Người tiêu dùng hiện tại phải đứng trước hàng chục, hàng trăm nhãn mác, bao bì, thương hiệu trên kệ là câu hỏi mà người mua hàng thường đặt ra và đắn đo trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Và nhãn mác, bao bì hơn ai hết chính là người bán hàng thầm lặng nhưng đầy hiệu quả.

Đối với nhiều sản phẩm trên thị trường, đặc biệt là các sản phẩm tiêu dùng nhanh, bao bì đóng một vai trò khá quan trọng trong việc ra quyết định chọn mua sản phẩm của người tiêu dùng. Đối với doanh nghiệp, sự thay đổi bao bì không chỉ phục vụ cho việc tung ra sản phẩm mới, mà còn làm cho khách hàng cảm nhận sự cải tiến trong hình ảnh thương hiệu.

Nay Apsara xin hân hạnh giới thiệu một số mẫu bao bì đẹp, với mong muốn có thể mang đến những ý tưởng tham khảo độc đáo, tạo nên nguồn cảm hứng riêng cho từng dự án của doanh nghiệp.

in bao bi, in nhan mac, lam nhan mac, bao bi dep,

in bao bi, in nhan mac, lam nhan mac, bao bi dep,

in bao bi, in nhan mac, lam nhan mac, bao bi dep,

in bao bi, in nhan mac, lam nhan mac, bao bi dep,

in bao bi, in nhan mac, lam nhan mac, bao bi dep,

in bao bi, in nhan mac, lam nhan mac, bao bi dep,

in bao bi, in nhan mac, lam nhan mac, bao bi dep,

Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2013

Túi nilon in nhãn hiệu công ty, shop thời trang, nhà may


In logo, thông tin quảng cáo của công ty lên túi nilon là một hình thức quảng cáo rất phổ biến trong xu thế hiện nay. Một phần giúp khách hàng có thể nhớ đến cửa hàng hoặc công ty của mình trong tương lai, phần còn lại là chức năng đựng sản phẩm của cửa hàng…


Giá in túi nilon cũng rất đa dạng, tuỳ theo chất liệu nilon mà túi nilon có giá khách nhau, ví dụ như túi nilon PE sữa là loại đặt tiền nhất và giao động từ 54,000 đ/kg – 80kg/kg tuỳ theo nội dung in trên bao nilon nhiều hay ít (ở đây chỉ xét đến khía cạnh là bao nhiêu màu, còn nội dung dài hay ngắn không quan trọng), in 1 mặt túi hay in 2 mặt túi (điểm này cũng rất quan trọng vì in thêm 1 mặt thì giá túi nilon cao thêm từ 10,000 vnđ/kg – 15,000 vnđ/kg).

 Bao nilong PE 13 Túi nilon in nhãn hiệu công ty, shop thời trang, nhà may

Còn 1 đặc điểm ít được nhắc đến nhưng cũng liên quan rất nhiều đến giá in túi nilon, đó là kích thước của túi nilon. Kích thước chiều ngang túi nilon từ 20cm – 40cm đều có chung 1 giá, nhưng nếu kích thước túi nilon nhỏ hơn 20cm thì chi phí in túi nilon lại tăng lên (đơn giản là vì khi kích thước nhỏ thì túi nilon sẽ có nhiều cái hơn trong mỗi kg vì vậy số lần in bao, mực in, công in đều nhiều hơn nên giá thành tăng).


Thời gian in thông tin công tin, nhãn hiệu, logo lên túi nilon thường mất từ 3 – 5 ngày làm việc. Kỹ thuật in trên túi nilon phổ biến hiện nay là “in lụa”, vừa đơn giản mà chi phí lại tiết kiệm đáng kể so với in ống đồng (in được nhiều màu trên 1 cái túi).

 Hạn chế lớn nhất của in bao nilon là số lượng màu được in trên túi, tối đa chỉ đc 4 màu đơn và nội dung không chồng chéo lên nhau. Ngược lại với kỹ thuật in lụa là kỹ thuật in ống đồng thì in được rất nhiều màu và in sắc nét trên bao nilon, tuy vậy giá thành in ống đồng cao hơn nhiều so với in lụa.

Có một số khách hàng có hỏi như sau: “In lụa thì có thể in hình lên túi nilon được không”, câu trả lời là “ĐƯỢC” nhưng hình được thể hiện ở dạng “tram” (tram là dạng hình ảnh được cấu tạo từ nhiều hạt mực lại với nhau). Tuy không thấy rõ hình ảnh nhưng khi nhìn vào chúng ta vẫn có thể hình dung được hình ảnh của một cô gái hoặc một chàng trang đang quảng cáo cho sản phẩm…

Bao nilong PE 5 Túi nilon in nhãn hiệu công ty, shop thời trang, nhà may


Túi nilon có in hình chiếc máy laptop (chiếc laptop đã được làm tram)
Kích thước của tui nilon có 1 số dạng tiêu chuẩn như sau : 15 x 20, 20 x 30, 22 x 30, 24 x 34, 26 x 40, 30 x 42, 35 x 50, 40 x 60 và còn những khổ khác không thông dụng lắm. 
 
Tất cả các kích thước trên đều được tính bằng “cm” và số đầu thể hiện chiều ngang, số sau thể hiện chiều cao. Đây có thể xem là quy định ngầm giữa nhà sản xuất với khách hàng.

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2013

Manocanh đọ sức cùng Quỳnh Thư


Vào nghề hơn một năm đã đoạt giải model được yêu thích nhất tại Vietnam Model Award 2008, Quỳnh Thư hiện là người mẫu khá đắt show. Khuôn mặt đẹp và kiêu kỳ, phong cách sexy cô nhanh chóng tạo được ấn tượng cho khán giả ở cả hai lĩnh vực sàn diễn thời trang và điện ảnh. Ở lĩnh vực phim truyền hình, Quỳnh Thư là một trong những người mẫu tham gia nhiều phim như: Cô nàng bất đắc dĩ, Cá rô anh yêu em, Sắc đẹp và tham vọng... Và điều đặc biệt là Quỳnh Thư như có duyên nợ với các vai phản diện dù ngoài đời thường gương mặt cô khá hiền.

Giải người mẫu Phong cách tại cuộc thi người mẫu thường niên tổ chức ở Bình Dương

Giải người mẫu được bình chọn nhiều nhất qua mạng trong Vietnam Model Awards 2008 (VMA 2008)

Chụp hình cho nhiều báo, tạp chí thời trang: Cẩm nang Mua sắm; Mỹ phẩm; Tinh hoa; Trends…

Với kéo, thước dây, kim chỉ, giỏ mây, manocanh... người mẫu Quỳnh Thư đã cho ra đời bộ ảnh cực ấn tượng.

Cùng xem người đẹp tạo dáng với những đạo cụ và manocanh vải, manocanh nhung này như thế nào nhé:

manocanh, ban manocanh, manocanh da nang

manocanh, ban manocanh, manocanh da nang

manocanh, ban manocanh, manocanh da nang

manocanh, ban manocanh, manocanh da nang

manocanh, ban manocanh, manocanh da nang

manocanh, ban manocanh, manocanh da nang

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Card visit (name card) ấn tượng

Thỏa sức sáng tạo cho tấm danh thiếp(card visit) mang phong cách của riêng bạn.

Chuẩn bị những đạo cụ này nhé:
  name card dep

- Name card đã in ấn thông tin
- Chun
- Màu nước
- Que gỗ, băng dính
- Đĩa sâu lòng hoặc bát miệng to
- Nước
Đến phần hành động này:
name card an tuong

Bước 1:
- Chúng mình buộc các tấm danh thiếp (card visit) lại với nhau rồi nhúng 1 đầu vào nước.
name card an tuong

Bước 2:
- Đặt 2 chiếc đũa song song sao cho khoảng giữa đủ để cài bó danh thiếp vào.
- Dán băng dính 2 đầu để cố định và đặt bó card visit (danh thiếp) vào với đầu ướt hướng lên trên.
name card an tuong

Bước 3:
- Mình nhỏ màu lên một góc giấy. Lấy nhiều màu chút để có thể chảy xuống dưới.
name card an tuong

Bước 4:
- Tiếp tục nhỏ thêm những màu khác mà bạn muốn nữa nha!
- Sau đó, tháo chun và tách riêng từng tờ cho khô.
Cuối cùng, chúng ta sẽ có những đường màu loang rất ngẫu hứng như thế này.
name card an tuong
Không có tờ card visit nào có vân màu loang giống tờ nào đâu nhé!

name card an tuong
Ứng dụng trò này để làm thiệp cũng được đó!