Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

Túi vải không dệt thay thế cho túi nilon

Túi vải không dệt vật liệu mới thay thế cho túi nilon. Hàng ngày chúng ta vẫn sử dụng một lượng lớn túi nilon mà không hề biết tới những tác động to lớn của nó tới môi trường. Túi nilon lẫn vào đất ngăn cản oxy đi qua đất, làm chậm sự tăng trưởng của cây trồng, gây xói mòn đất.

Túi nilon lọt vào cống, rãnh, kênh, rạch sẽ làm tắc nghẽn gây ngập úng. Các hoá chất độc hại còn lại hay lẫn trong quá trình sản xuất túi nilon cũng sẽ thâm nhập vào đất, vào nguồn nước, vào đồ ăn thức uống gây tổn hại sức khoẻ con người,... Sau khi sử dụng bạn sẽ làm gì tiếp theo với túi nilon? Sẽ nhiều người nghĩ rằng dùng xong thì vứt đi thôi.

tui vai khong det

Túi vải không dệt phổ biến trên thị trường hiện nay chủ yếu là dạng túi xốp, mỏng, dễ rách và giá rẻ nên chỉ được sử dụng một lần rồi vứt. Chẳng có mấy người giặt, phơi khô để dùng lại chúng lần thứ hai. Chúng ta có thói chỉ sử dụng túi nilon trong thời gian rất ngắn có thể chỉ là vài phút có thể chủ yếu chỉ dùng đựng hàng hóa từ chợ, siêu thị về tới nhà là được ném luôn vào sọt rác dù có thể chưa vấy một vết bẩn hay một lỗ thủng.

Nhưng nếu sử dụng túi vải không dệt được may với công thức chế tạo mới giúp cho túi có sự đàn hồi, bền và dẻo dai và có thể tái sử dụng nhiều lần, in ấn đẹp. Và túi may từ vải không dệt có khả năng tự phân hủy cao trong môi trường tự nhiên.
 tui vai khong det
Túi vải không dệt hiện nay là giải pháp thay thế hiệu quả và thân thiện với môi trường.
Đặc biệt ở các đô thị, các khu vui chơi giải trí, đâu đâu cũng thấy túi nilông. Việc tái chế túi nilon hiện nay chủ yếu là ở những cơ sở tái chế thủ công chủ yếu qua thu mua ve chai. Còn các nơi thu mua phế liệu lớn hầu như không còn thu mua nữa. Vì thế giá thu mua nilông rớt giá thảm hại, có nơi còn bị tẩy chay, cho cũng không lấy. Theo Sở Tài nguyên và môi trường thành phố Hồ Chí Minh thì mỗi ngày người dân thải ra môi trường khoảng 50 tấn túi nilon đã qua sử dụng.

Hiện nay cũng chưa có thống kê chính xác bao nhiêu phần trăm của con số khổng lồ này được tái chế rồi trở lại thị trường, bao nhiêu phần trăm phát tán ra tự nhiên. Nếu chúng ta không có  những biện pháp hạn chế sử dụng túi nilon ngay thì không bao lâu nữa kênh rạch, ruộng đồng, mọi nơi sẽ tràn ngập rác nilon, môi trường sẽ bị ô nhiễm nặng nề. Có lẽ phương án sử đưa túi vải không dệt vào cuộc sống là giải pháp hữu hiệu nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét