Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2013

Túi nilon in nhãn hiệu công ty, shop thời trang, nhà may


In logo, thông tin quảng cáo của công ty lên túi nilon là một hình thức quảng cáo rất phổ biến trong xu thế hiện nay. Một phần giúp khách hàng có thể nhớ đến cửa hàng hoặc công ty của mình trong tương lai, phần còn lại là chức năng đựng sản phẩm của cửa hàng…


Giá in túi nilon cũng rất đa dạng, tuỳ theo chất liệu nilon mà túi nilon có giá khách nhau, ví dụ như túi nilon PE sữa là loại đặt tiền nhất và giao động từ 54,000 đ/kg – 80kg/kg tuỳ theo nội dung in trên bao nilon nhiều hay ít (ở đây chỉ xét đến khía cạnh là bao nhiêu màu, còn nội dung dài hay ngắn không quan trọng), in 1 mặt túi hay in 2 mặt túi (điểm này cũng rất quan trọng vì in thêm 1 mặt thì giá túi nilon cao thêm từ 10,000 vnđ/kg – 15,000 vnđ/kg).

 Bao nilong PE 13 Túi nilon in nhãn hiệu công ty, shop thời trang, nhà may

Còn 1 đặc điểm ít được nhắc đến nhưng cũng liên quan rất nhiều đến giá in túi nilon, đó là kích thước của túi nilon. Kích thước chiều ngang túi nilon từ 20cm – 40cm đều có chung 1 giá, nhưng nếu kích thước túi nilon nhỏ hơn 20cm thì chi phí in túi nilon lại tăng lên (đơn giản là vì khi kích thước nhỏ thì túi nilon sẽ có nhiều cái hơn trong mỗi kg vì vậy số lần in bao, mực in, công in đều nhiều hơn nên giá thành tăng).


Thời gian in thông tin công tin, nhãn hiệu, logo lên túi nilon thường mất từ 3 – 5 ngày làm việc. Kỹ thuật in trên túi nilon phổ biến hiện nay là “in lụa”, vừa đơn giản mà chi phí lại tiết kiệm đáng kể so với in ống đồng (in được nhiều màu trên 1 cái túi).

 Hạn chế lớn nhất của in bao nilon là số lượng màu được in trên túi, tối đa chỉ đc 4 màu đơn và nội dung không chồng chéo lên nhau. Ngược lại với kỹ thuật in lụa là kỹ thuật in ống đồng thì in được rất nhiều màu và in sắc nét trên bao nilon, tuy vậy giá thành in ống đồng cao hơn nhiều so với in lụa.

Có một số khách hàng có hỏi như sau: “In lụa thì có thể in hình lên túi nilon được không”, câu trả lời là “ĐƯỢC” nhưng hình được thể hiện ở dạng “tram” (tram là dạng hình ảnh được cấu tạo từ nhiều hạt mực lại với nhau). Tuy không thấy rõ hình ảnh nhưng khi nhìn vào chúng ta vẫn có thể hình dung được hình ảnh của một cô gái hoặc một chàng trang đang quảng cáo cho sản phẩm…

Bao nilong PE 5 Túi nilon in nhãn hiệu công ty, shop thời trang, nhà may


Túi nilon có in hình chiếc máy laptop (chiếc laptop đã được làm tram)
Kích thước của tui nilon có 1 số dạng tiêu chuẩn như sau : 15 x 20, 20 x 30, 22 x 30, 24 x 34, 26 x 40, 30 x 42, 35 x 50, 40 x 60 và còn những khổ khác không thông dụng lắm. 
 
Tất cả các kích thước trên đều được tính bằng “cm” và số đầu thể hiện chiều ngang, số sau thể hiện chiều cao. Đây có thể xem là quy định ngầm giữa nhà sản xuất với khách hàng.

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2013

Manocanh đọ sức cùng Quỳnh Thư


Vào nghề hơn một năm đã đoạt giải model được yêu thích nhất tại Vietnam Model Award 2008, Quỳnh Thư hiện là người mẫu khá đắt show. Khuôn mặt đẹp và kiêu kỳ, phong cách sexy cô nhanh chóng tạo được ấn tượng cho khán giả ở cả hai lĩnh vực sàn diễn thời trang và điện ảnh. Ở lĩnh vực phim truyền hình, Quỳnh Thư là một trong những người mẫu tham gia nhiều phim như: Cô nàng bất đắc dĩ, Cá rô anh yêu em, Sắc đẹp và tham vọng... Và điều đặc biệt là Quỳnh Thư như có duyên nợ với các vai phản diện dù ngoài đời thường gương mặt cô khá hiền.

Giải người mẫu Phong cách tại cuộc thi người mẫu thường niên tổ chức ở Bình Dương

Giải người mẫu được bình chọn nhiều nhất qua mạng trong Vietnam Model Awards 2008 (VMA 2008)

Chụp hình cho nhiều báo, tạp chí thời trang: Cẩm nang Mua sắm; Mỹ phẩm; Tinh hoa; Trends…

Với kéo, thước dây, kim chỉ, giỏ mây, manocanh... người mẫu Quỳnh Thư đã cho ra đời bộ ảnh cực ấn tượng.

Cùng xem người đẹp tạo dáng với những đạo cụ và manocanh vải, manocanh nhung này như thế nào nhé:

manocanh, ban manocanh, manocanh da nang

manocanh, ban manocanh, manocanh da nang

manocanh, ban manocanh, manocanh da nang

manocanh, ban manocanh, manocanh da nang

manocanh, ban manocanh, manocanh da nang

manocanh, ban manocanh, manocanh da nang

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Card visit (name card) ấn tượng

Thỏa sức sáng tạo cho tấm danh thiếp(card visit) mang phong cách của riêng bạn.

Chuẩn bị những đạo cụ này nhé:
  name card dep

- Name card đã in ấn thông tin
- Chun
- Màu nước
- Que gỗ, băng dính
- Đĩa sâu lòng hoặc bát miệng to
- Nước
Đến phần hành động này:
name card an tuong

Bước 1:
- Chúng mình buộc các tấm danh thiếp (card visit) lại với nhau rồi nhúng 1 đầu vào nước.
name card an tuong

Bước 2:
- Đặt 2 chiếc đũa song song sao cho khoảng giữa đủ để cài bó danh thiếp vào.
- Dán băng dính 2 đầu để cố định và đặt bó card visit (danh thiếp) vào với đầu ướt hướng lên trên.
name card an tuong

Bước 3:
- Mình nhỏ màu lên một góc giấy. Lấy nhiều màu chút để có thể chảy xuống dưới.
name card an tuong

Bước 4:
- Tiếp tục nhỏ thêm những màu khác mà bạn muốn nữa nha!
- Sau đó, tháo chun và tách riêng từng tờ cho khô.
Cuối cùng, chúng ta sẽ có những đường màu loang rất ngẫu hứng như thế này.
name card an tuong
Không có tờ card visit nào có vân màu loang giống tờ nào đâu nhé!

name card an tuong
Ứng dụng trò này để làm thiệp cũng được đó!

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

Bao bì là một công cụ truyền thông hữu hiệu ?

Với những chiến dịch được thực hiện bởi những chuyên gia giàu kinh nghiệm thường phải được trải qua những qui trình thử nghiệm và kiểm nghiệm, đồng thời được cố vấn bởi nhiều chuyên gia sản xuất và thiết kế. Những chiến dịch nghiên cứu thị trường nhằm giúp tối ưu hóa việc thiết kế và in ấn bao bì sản phẩm sau cùng trước khi đưa sản phẩm ra bán.


 Còn điều gì chưa đúng ở đây không? Tại sao những sản phẩm đã được nghiên cứu và kiểm nghiệm thực tế kỹ lưỡng lại ít mang lại một kết quả vượt trội?

Cách đây 50 năm, thị trường tiêu thụ hàng tiêu dùng còn mới mẻ và mở rộng. Nhưng đến năm 2005 thì chúng ta đang kinh doanh trong thế giới mà thị trường bị phân khúc, người tiêu dùng sành điệu hơn, hàng hóa bị bão hòa và đa chủng loại.

Trong khi chúng ta lẽ ra đã dẫn đầu với nhiều ưu thế của nhãn mác, bao bì “xem và cảm nhận” và cùng với kỹ thuật hơn 40 năm qua và nhiều mô hình trí tuệ tràn ngập thì một chiến lược thiết kế và in ấn bao bì sản phẩm thành công nên chủ động thay đổi như thế nào.

in bao bi, in an bao bi, in an, nhan mac, in nhan mac, lam nhan mac

Và bây giờ là lúc chúng ta nên nhìn lại vì một vài lý do như sau:

Bao bì là một loại hàng hóa

Bao bì chưa bao giờ được xem là một yếu tố quan trọng đóng góp cho thương hiệu. Đó là lý do ít khi thấy nhiều loại bao bì được cũng cố chức năng như một thương hiệu và như một loại hàng hóa.

Đây là 1 ví dụ: trong thực phẩm bao bì đã trở thành một phần “thiết bị nội thất” bắt buộc của loại thực phẩm đó. Tiếc rằng những bao bì đó đã và đang trở thành một thành phần thay thế nghèo nàn để nói về những mặt tốt của nhãn hiệu.

Tôi chắc rằng bây giờ hầu hết khách hàng đều biết cam, pháo nước hay một cốc sữa hình dạng như thế nào. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bàn cãi xung quanh vấn đề hình ảnh sản phẩm đang tồn tại như: “người tiêu dùng cần một tín hiệu thực của thực phẩm”.

Điều này sẽ sai khi bạn thấy rằng công ty Nudie có chiến lược sản xuất thực phẩm rất lớn nhưng không in bất cứ một hình trái cây nào trên bao bì. Vì Nudie biết rằng điều đó không làm cho khách hàng thích mua hàng của họ, vì thế nên họ đã thiết kế bao bì thể hiện nhiều điều khác lạ hơn. Trong khi đó thì phần lớn những công ty sản xuất nước ép trái cây vẫn sử dụng “phương pháp truyền thống” là nước ép táo thì nhãn phải có hình trái táo.

Điều này không chỉ đơn thuần là những bức ảnh về thực phẩm mà còn nhằm mục đích giúp người tiêu dùng quen với những hình ảnh đó và quen với thương hiệu của họ. Nhưng thật tiếc là những hình tượng đó làm cho sản phẩm của bạn bị đánh giá ngang hàng với các sản phẩm khác chứ không có gì khác biệt. Sự khác biệt ở đây là những gì bạn làm để thương hiệu của bạn có giá trị hơn so với những đối thủ cạnh tranh.


Bao bì là một công cụ truyền thông hữu hiệu

Lời nhận định này không hoàn toàn đúng mà cũng không hoàn toàn sai

Không nhiều người hiểu được sự khác biệt giữa việc xem bao bì như một công cụ xây dựng thương hiệu và bao bì như là một công cụ truyền thông. Nhưng việc phân biệt này là vô cùng quan trọng nếu bạn không muốn bao bì sản phẩm của mình trở thành một bản tin cho cộng đồng.

Mặt trước của quầy thức uống và ăn sáng Norganics Chunchola chứa đến 13 mẫu và Bathox chứa đến 9 mẫu tin nhỏ trình bày rất đẹp. Mặc dù nhiều thông tin được chuyển tải nhưng tôi không thấy chúng bị rối rắm vì các vế câu được đặt riêng lẻ và sắp xếp chúng theo thứ tự từng chủng loại. Trong khi thông thường thì càng nhiều thông tin thì càng làm cho khách hàng thờ ơ hơn chứ không phải làm cho họ mua hàng nhiều hơn.

Một minh chứng của điều này là bao bì của Coca Cola, Absolut và Tiffany. Bao bì của họ chỉ chứa tên thương hiệu là chính. Nhưng sự thành công của họ không hề suy giảm trên thị trường tiêu thụ rộng lớn. Coca-Cola, Absolute và Tiffany đã quyết định đánh vào thị trường tiêu thụ với những bao bì không bao giờ bị sai lỗi chính tả, vì thật đáng tiếc là rất nhiều thương hiệu vẫn vấp phải lỗi về câu chữ trên bao bì của họ.

Hiệu bánh Penguin và McVities Jaffa là 2 nhãn hiệu bánh snack rất thành công ở Anh mang đặc trưng riêng của công ty trên bao bì.

Có một lời tuyên bố tại hội nghị rằng: “bao bì phải thực tế” và “logo của công ty phải trình bày rõ ràng ở mặt trước của bao bì”. Nhìn mặt ngoài thì bao bì của Penguin có vẻ như không tuân theo những qui tắc đó. Thay vào đó, Penguin đã thực hiện những nguyên tắc cũ rích kia theo cách riêng của họ dựa trên những điểm mạnh mà họ đang có. Biểu tượng công ty thì không in ở mặt trước của bao bì, nhưng biểu tượng và phong cách chung của công ty được mô tả rộng hơn trên toàn bộ nhãn hiệu. Và thay vì làm cho bao bì trên mỗi sản phẩm nhìn giống nhau như chúng được sao chép ra hàng loạt thì họ lại in nhiều hình ảnh khác nhau trên những tấm nhãn khác nhau, nhưng chứa đựng hình ảnh toàn diện hơn về nhãn hiệu của công ty.

Đó là bí quyết và đặc trưng riêng của thương hiệu nhằm duy trì tính thực tế hơn là những hình ảnh. Từ ngữ trên nhãn hiệu của bánh McVities Jaffa không chỉ nhằm chuyển tải thông tin của nhãn hiệu mà còn nhằm cung cấp thêm những lợi ích tế nhị và đầy hứa hẹn mà sản phẩm cam kết mang lại. Mặc dù nó vi phạm nguyên tắc nhàm chán “mặt sau của bao bì”. Sau đây là một vài ví dụ:

Mặt sau của bao bì nhàm chán điển hình như:

Mỗi cái bánh chứa 46 gr calo
Sản xuất tại Anh
Chi tiết xin liên hệ ....

Mặt sau bao bì của bánh McVities jaffa
Mỗi bánh chứa 46 gr calo...Chúng tôi sẽ sớm có sản phẩm mới
Sản xuất tại Anh
Thông tin chi tiết xin liên hệ Jaffaholics Anonymous.
Nếu bạn gặp bất rắc rối nào xin gọi...

Lần sau cùng bạn sử dụng mặt sau của nhãn hiệu để gây cảm tình với người tiêu dùng là khi nào? Bánh Jaffa không chỉ là một nhãn hiệu có bao bì truyền tải nhiều thông tin nhất mà còn là một nhãn hiệu nổi tiếng nhất.

Thật tiếc vì câu chuyện về bánh Jaffa là một câu chuyện buồn và kết thúc không có hậu. McVities gần đây đã quyết định sử dụng lại những mẫu thiết kế bao bì kiểu truyền thống. Nếu vậy thì những mẫu bao bì đó có thất bại không? Hoàn toàn không. Nhãn hiệu đó đã thu được thành quả là tăng 14% doanh số bán. Bạn có tin không rằng bao bì đã làm nên một kỳ tích cho ban quản lý của McVities! có lẽ chiến lược bao bì sản phẩm không thật sự chỉ nhắm đến một việc là đạt kết quả kinh doanh.

Nó đơn thuần chỉ là bao bì để gói sản phẩm

Không phải thế! Bao bì là một kênh truyền thông quí báu.

Quảng cáo là việc quảng bá mà bạn thuê mướn còn bao bì là việc quảng bá mà bạn sẵn có. Thật tiếc khi bao bì rất ít khi được nhìn nhận đúng theo góc độ này. Nhưng có một số bao bì của một số sản phẩm tận dụng được cơ hội vàng để gây ấn tượng trực tiếp vào “con mắt của khách hàng”.

FedEX hiểu được rằng bao bì không đơn thuần chỉ để bảo vệ cho việc vận chuyển hàng một cách an toàn. Họ đóng gói hơn 3.3 triệu gói hàng mỗi ngày. Mỗi gói hàng phải truyền qua tay khoảng 3 khách hàng. Vậy thì công việc đóng gói này sẽ gây ấn tượng cho 9.9 triệu khách hàng mỗi ngày... hoặc 3.6 tỉ khách hàng hằng năm. (Đó là sự qui đổi của việc mua 28 phút 30 giây điểm tin truyền hình trong suốt giải đấu bóng đá của Mỹ.)

Qua việc đóng gói, mục tiêu của FedEX là gây được ấn tượng cho 3.6 tỉ khách hàng mỗi năm. Thử tính một bài toán tương tự đối với việc đóng gói bao bì của bạn xem. Bạn đã bỏ qua bao nhiêu cơ hội để gây ấn tượng đối với khách hàng trong năm qua?

Tóm lại

Nếu bạn không xem xét về những trục trặc có thể xảy ra đối với chiến lược quảng bá của công ty bạn thì chiến lược bao bì sản phẩm sắp tới sẽ tác động rất thiết thực vào thị trường. Những chiến lược bao bì lớn sẽ tốn rầt nhiều tiền, thời gian và công sức. Và nếu chiến lược đó đi sai hướng thì sẽ còn hao tốn nhiều hơn. Nhưng sẽ hao tốn chi phí nhiều nhất nếu đối thủ cạnh tranh của bạn tung ra thị trường một giải pháp đóng gói bao bì mà bạn chưa bao giờ tưởng tượng ra… và chiến lược bao bì đó đã thuyết phục được khách hàng mua sản phẩm của họ nhiều hơn của công ty bạn.

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Mở rộng thương hiệu: khó hay dễ ?

Cho đến nay, mở rộng thương hiệu không còn là một khái niệm mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, nếu “mổ xẻ” khái niệm này trong thực tiễn kinh doanh thì vẫn còn nhiều điều cần lưu ý. Và tựu trung, mở rộng thương hiệu không phải là con đường tất yếu của mọi doanh nghiệp trên đường phát triển.  

Sau khi “trà xanh không độ” ra thị trường khá thành công, Tập đoàn Tân Hiệp Phát tiếp tục đưa ra một thương hiệu mới với nhãn mác, bao bì hàng trà Barley không độ. Tương tự, sau khi thành công vang dội trên thị trường với nhãn mác, bao bì X-Men, ICP đã tiếp tục tung ra sản phẩm mới - X-Men for Boss... Phải chăng, việc mở rộng thương hiệu đã trở thành xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp trên đường phát triển?

nhan mac, bao bi, in nhan mac, in bao bi, lam nhan mac,

Từ sự lầm tưởng “chết người”...

Khi nói đến mở rộng thương hiệu, đến nay vẫn còn nhiều người liên tưởng đến việc cải tiến sản phẩm. Thực chất, phát triển sản phẩm mới chỉ là tăng tính năng của sản phẩm trên dòng sản phẩm cũ và vẫn sử dụng thương hiệu cũ. Mở rộng thương hiệu phải được hiểu là việc tạo thêm thương hiệu mới hoặc thương hiệu phụ dựa trên uy tín của thương hiệu chính đang có sẵn.

Ví dụ, khi nói đến Toyota, người tiêu dùng toàn cầu nghĩ ngay rằng đây là dòng xe tiết kiệm nhiên liệu dành cho những người có thu nhập trung bình trong xã hội. Phân khúc thị trường xe hơi cao cấp đang ở trong tay các nhãn hàng Mercedes- Benz hay BMW. Làm thế nào để Toyota có được “chân” trong thị trường cao cấp này? Lexus đã xuất hiện với đầy đủ đặc trưng để được gọi là sang trọng.

Trên chiếc xe Lexus không có logo của Toyota, nhưng nó chính là một nhãn hàng mới của Toyota. Đây là một ví dụ điển hình của việc mở rộng thương hiệu để tấn công vào một phân khúc khác của thị trường.

Khi một thương hiệu của doanh nghiệp nào đó mới được tung ra thị trường và thành công, một thị trường mới cũng vừa được tạo ra. Và khi doanh nghiệp đánh giá được tiềm năng của thị trường mới này đồng nghĩa với việc họ sẽ đưa ra một chiến lược đủ mạnh, và lâu dài để bảo vệ thị trường vừa tạo ra.

Khi ấy, các doanh nghiệp cùng ngành cũng sẽ lập tức nghĩ đến kế hoạch mở rộng thương hiệu, để cho ra một (hoặc hơn một) thương hiệu mới nhằm bảo vệ thị phần, ngăn cản sự đổ bộ của các đối thủ.

Nhiều chủ thương hiệu lầm tưởng rằng việc mở rộng thương hiệu là một xu hướng (con đường) tất yếu của quá trình phát triển. Do vậy, họ đã bằng mọi giá đưa một thương hiệu mới ra thị trường.

Nhưng thực tế cho thấy, mở rộng thương hiệu không phải lúc nào cũng là sự lựa chọn đúng đắn và khôn ngoan. Nói cách khác, mở rộng thương hiệu không phải là con đường tất yếu của mọi doanh nghiệp muốn phát triển. Quan trọng hơn việc mở rộng thương hiệu là doanh nghiệp phải có chiến lược xây dựng thương hiệu bài bản cho riêng mình.

... Đến những thất bại trên thực tế

Vào những năm 2007 - 2008, khi thị trường bất động sản tại Việt Nam đang “sốt”, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều tập đoàn, công ty đổ xô mở rộng ngành nghề kinh doanh sang lĩnh vực bất động sản, bất kể lĩnh vực mình đang hoạt động  chẳng liên quan gì đến... bất động sản.

Nhiều thương hiệu mới ra đời với hình thức gắn thêm chữ “land” hay “real” vào thương hiệu cũ. Nhưng chỉ khoảng hơn một năm, hầu hết các công ty có “đuôi” gắn thêm này đã phải sớm chia tay với thị trường, trả lại “sân chơi” cho những công ty bất động sản chuyên nghiệp.

Thị trường Việt Nam đã chứng kiến nhiều trường hợp mở rộng thương hiệu thiếu chiến lược dài hơi, như việc một số công ty sản xuất hàng tiêu dùng, sau khi thành công bước đầu với nhãn hàng dầu gội, đã vội vàng quyết định “lấn sân” sang thời trang, nước ngọt, nước mắm...

Khi đầu tư cho một ngành hàng mới, chắc chắn nguồn lực sẽ bị phân tán, nếu nguồn vốn không đủ mạnh thì khó lòng nuôi sống những “đứa con thêm” (nhãn hàng mới) ấy. Unilever có hơn 1.700 sản phẩm, kinh doanh từ bột giặt, kem đánh răng, xà bông cho đến mỹ phẩm, trà với  nhiều thương hiệu khác nhau.

Nhưng để “bắt chước” được trường hợp cá biệt này, ngoài việc phải có một chiến lược dài hạn, cần cân nhắc về nguồn lực đầu tư (con người, tài chính), phạm vi và quy mô thị trường...

Nhìn ra thế giới, cũng không thiếu những câu chuyện thất bại khi mở rộng thương hiệu. Nhà sản xuất mô tô lừng danh Harley Davidson đã nếm mùi thất bại trong chiến dịch mở rộng thương hiệu sang lĩnh vực mỹ phẩm (sản xuất nước hoa).

Harley Davidson đã làm phật lòng khách hàng trung thành khi định vị “nam tính, mạnh mẽ” của họ bị dòng nước hoa mới gây ảnh hưởng xấu. May mà Harley Davidson kịp nhận ra sai lầm, ngưng sản xuất nước hoa.

Một ví dụ điển hình khác: Đại gia hàng đầu về xuất khẩu chuối Chiquita từng đau khổ tột cùng khi tung ra sản phẩm thỏi nước ép trái cây đông lạnh. Cuộc thử nghiệm này là một thảm họa thực sự đối với họ. Theo Business Week, thất bại trên làm Chiquita thiệt hại hơn 30 triệu USD.

Hoặc vụ Ben-Gay, thương hiệu quen thuộc trong lĩnh vực dầu xoa bóp “ngẫu hứng” tung ra thuốc cảm aspirin. Tương tự, Smith & Wesson - chuyên gia số một của Mỹ về súng lục tung ra xe đạp leo núi; Cosmopolitan - một tập đoàn báo chí khổng lồ tung ra sữa chua dành cho quý bà, Pond - công ty sản xuất kem dưỡng da lừng danh tung ra “thuốc” đánh răng...

Tất cả đều nhận được kết quả không như mong đợi, nếu không muốn nói là tổn thất cay đắng.

Nhiều chuyên gia nổi danh trên thế giới, mà điển hình là Jack Trout và Al Ries đã cho rằng, sức mạnh thương hiệu tỷ lệ nghịch với sự mở rộng thương hiệu, và những thương hiệu hàng đầu chỉ nên tập trung vào một định vị trong tâm trí khách hàng. Ví dụ, khi nói đến Pepsi thì người tiêu dùng nghĩ ngay đến “nước ngọt giải khát”, KFC là “thức ăn nhanh”, hay BMW chỉ có nghĩa là “xe hơi hạng sang”...

Thử tưởng tượng, nếu Pepsi mở rộng thương hiệu sang ngành dầu khí, KFC tham gia ngành viễn thông, hay BMW mở rộng thương hiệu sang mỹ phẩm, Jack Trout và Al Ries cho rằng chắc chắn không sớm thì muộn họ cũng phải chia tay với thị trường thứ hai này.

Cần tạo thế chủ động

Trong kinh doanh, không có đúng - sai rõ ràng, cũng không có quy trình cụ thể nào phù hợp cho tất cả các doanh nghiệp. Việc mở rộng thương hiệu cũng vậy. Chìa khóa cho sự mở rộng thương hiệu thành công là xác định những giá trị cốt lõi của thương hiệu.

Còn để thực hiện thành công quá trình này, chủ thương hiệu cần có những nghiên cứu cụ thể, và không thể nôn nóng. Việc xác định chiến lược định vị cho nhãn hiệu mới cũng rất quan trọng.

Hơn bao giờ hết, chủ thương hiệu phải tạo ra “vùng sống mới” trong tâm trí khách hàng, và đương nhiên nó không thể trùng lắp với “vùng sống cũ” của chính mình. Nếu hai định vị này nằm ở hai phân khúc khác nhau, bổ trợ cho nhau thì sẽ trở thành lợi thế cho nhãn hiệu mới ra thị trường.

Trong một số trường hợp, doanh nghiệp cần tung ra nhãn hiệu mới để “lấp đầy” khoảng trống do thương hiệu chính tạo ra, nếu không, “chiếc bánh” sẽ rơi vào tay đối thủ cạnh tranh.

Để có thể tạo thế chủ động khi có nhu cầu mở rộng thương hiệu, doanh nghiệp còn phải chuẩn bị về con người và tài chính theo hướng lâu dài. Đây sẽ là một việc làm quá sức với nhiều công ty có tiềm lực khiêm tốn nhưng lại nôn nóng mở rộng thương hiệu.

Phải chọn thời điểm phù hợp, cho đến khi doanh nghiệp thật sự tự tin có thể nuôi sống được nhãn hàng mới. Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp quá ôm đồm với khá nhiều thương hiệu, nhưng sức sống của thương hiệu nào cũng èo uột, nhạt nhòa trong tâm trí khách hàng.

Hình ảnh này giống như một gia đình thu nhập thấp nhưng lại đông con, khiến đứa nào cũng không được chăm sóc chu đáo.

Việc thấu hiểu khách hàng mục tiêu (tìm hiểu insight) cũng chính là “điều kiện đủ” cho việc mở rộng thương hiệu. Tất cả sản phẩm mới đều phải dựa trên một nhu cầu có thật của khách hàng. Nhiều công ty tầm cỡ thế giới đôi lúc cũng mắc phải sai lầm này.

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp rất thành công khi mở rộng thương hiệu, nhưng bên cạnh đó cũng có không ít doanh nghiệp thất bại. Kinh doanh là thế, rủi ro và may mắn luôn song hành.

Vấn đề là doanh nghiệp phải hiểu rõ thực lực của mình, cân nhắc kỹ lưỡng trong sự tỉnh táo khi quyết định có nên mở rộng thương hiệu hay không và khi nào thì bắt đầu.